Đấu giá đất trở thành một 'nghề'

Tại những cuộc đấu giá gần đây ở các huyện của Hà Nội, chỉ có số ít người dân có nhu ở cầu thực, còn lại phần lớn là những đội đấu giá chuyên nghiệp đến từ các địa phương khác nhau. Nhiều ý kiến cho rằng, giờ đây, đấu giá đất đã dần trở thành một “nghề”.
Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration -:-
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time -:-
1x

Tại cuộc đấu giá đất ở tại huyện Phúc Thọ ngày 10/9 vừa qua có 186 người tham gia, trong đó chỉ chưa đến 20% là người dân sở tại. Trong danh sách trúng đấu giá 45 thửa đất tại cuộc đấu này cũng chỉ có 2 người tại địa phương, số còn lại là các nhóm khách hàng ở Thanh Trì, Thanh Oai, Thường Tín và Quốc Oai.

Theo tìm hiểu, đội ngũ tham gia đấu giá đất có thể được tập hợp thành nhóm từ 5 -10 người, thậm chí đông hơn, cũng có những khách hàng đơn lẻ, tuy nhiên, điểm chung là họ hầu như sẽ có mặt, tham gia ở tất cả các cuộc đấu giá đất. Các nhóm này sẽ thi đấu, đẩy giá đất lên cao để trúng, rồi ngay sau đó rao bán hoặc nhờ môi giới bán với mức chênh vài trăm triệu.

Đất đấu giá lâu nay đã bị giới đầu cơ thổi giá, thâu tóm một cách chuyên nghiệp.
Đất đấu giá lâu nay đã bị giới đầu cơ thổi giá, thâu tóm một cách chuyên nghiệp.

Có thể thấy, đất đấu giá lâu nay đã bị giới đầu cơ thổi giá, thâu tóm một cách chuyên nghiệp. Những người có nhu cầu ở thực tại địa phương khó có thể đấu trúng.

Trúng với giá cao, để ra được hàng, không ít nhóm đầu cơ chuyên nghiệp sẽ dùng các chiêu trò để người có nhu cầu tưởng là đang có giao dịch thực với mức chênh cao, nếu không mua sẽ mất cơ hội.

Hệ lụy nhãn tiền, lợi dụng đấu giá đất, bất động sản tại khu vực ngoại thành mặc dù chỉ là đất ở nông thôn nhưng đã bị những đội đấu giá “chuyên nghiệp” đẩy lên cao; nhà, đất vượt xa giá trị thực khiến thị trường trở nên méo mó; người có nhu cầu không thể tiếp cận. Rồi khi không lướt được thì họ sẵn sàng bỏ cọc, hoặc om hàng, bỏ hoang hóa gây lãng phí.

Giá nhà, đất bị đẩy lên cao, vượt xa giá trị thực khiến thị trường trở nên méo mó.
Giá nhà, đất bị đẩy lên cao, vượt xa giá trị thực khiến thị trường trở nên méo mó.

Không chỉ ở Hà Nội, nhiều tỉnh thành lân cận như Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Ninh Bình… đất đấu giá cũng được những đội “chuyên nghiệp” săn lùng, thâu tóm. Nhiều chuyên gia cho rằng, nhà nước cần cân đối giữa việc thu ngân sách với những hệ lụy từ việc đấu giá đất ở thời gian qua.

Nhiều ý kiến cho rằng, nhà nước ban hành sớm chính sách thuế với việc đầu cơ bất động sản. Bên cạnh đó là phải cam kết về thời gian xây dựng nhà ở trên đất, có thể là từ 1-2 năm sau khi trúng đấu giá mới được phép chuyển nhượng, được mua bán. Nếu chuyển nhượng lại trong khoảng thời gian trên thì tính thuế thật cao, như các nước trên thế giới đã áp dụng, nhằm giữ ổn định thị trường, chống đầu cơ, gây lãng phí nguồn lực đất đai.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Phân khu đô thị phía Tây Vành đai 4 - phân đoạn 3 đang được lấy ý kiến với quy mô diện tích khoảng 5.272,48 ha và quy mô dân số đến năm 2045 dự kiến khoảng 330.000 người.

Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Quốc Oai phối hợp với Công ty Đấu giá Hợp danh Số 5 Quốc gia vừa tổ chức đấu giá 26 thửa đất ở, tại dự án Xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đất đấu giá quyền sử dụng đất (xã Tân Phú, nay là xã Hưng Đạo).

Nhiều biện pháp đã được tăng cường trong công tác quản lý thị trường bất động sản, qua đó công khai thông tin minh bạch, ngăn chặn tình trạng "sốt ảo" hay thổi giá đất nền.

UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo rút ngắn ít nhất 30% thời gian thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư và xây dựng nhà ở xã hội.

Bộ Xây dựng đề nghị Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam phối hợp nghiên cứu, đề xuất Đề án thí điểm Trung tâm giao dịch BĐS theo hình thức điện tử, nhằm hiện đại hóa hoạt động giao dịch và nâng cao hiệu quả quản lý.

Chủ đầu tư dự án đô thị Thanh Hà cho rằng việc xây dựng công trình phục vụ thi công là đúng quy định của pháp luật, sau khi UBND xã Cự Khê huyện Thanh Oai đã ban hành văn bản yêu cầu tạm dừng thi công. Vậy, việc thi công có bị tạm dừng?