Đấu giá đất xong rồi bỏ hoang

Tại nhiều huyện ngoại thành Hà Nội, nhiều khu đất đã hoàn tất việc đấu giá từ lâu, nhưng đến nay vẫn bỏ hoang vì nhiều lý do.

Khu đất đấu giá DG06/2019 tại thôn Phú Mỹ, xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai, từng gây xôn xao dư luận thời điểm cuối năm 2021 khi giá khởi điểm chỉ ở mức từ 25 triệu đồng đến hơn 47 triệu đồng/mét vuông, nhưng giá trúng lên đến 63 đến 76 triệu đồng/mét vuông. Cá biệt, có người trả 12,5 tỷ đồng cho lô đất 134,3m2 ở vị trí đắc địa.

Tại Hà Nội, vào năm 2021, Quốc Oai là địa phương tổ chức nhiều cuộc đấu giá nhất, thu về cho ngân sách huyện này hàng trăm tỷ đồng. Thế nhưng đã 3 năm trôi qua, hầu hết đất vẫn chỉ để cỏ dại mọc. Không có nhà ở, chỉ có những lều giao dịch bất động sản.

Lều giao dịch bất động sản dựng trên đất đấu giá xong.

Phóng viên Đài Hà Nội đã trao đổi nhanh với một số nhà đầu tư.

Nhà đầu tư: Thời điểm ấy giá khởi điểm 25 triệu, nhưng giá đấu hơn 30 triệu, 40 triệu giai đoạn 1. Đợt 2 khởi điểm chả nhớ nhưng đấu toàn 40-50-60 triệu tùy theo lô, có lô 99,3 triệu, được lên vô tuyến cơ mà...

PV: Từ hồi đấu giá xong, chủ đất cũng chưa xây dựng gì?

Nhà đầu tư: Đấu xong thì sốt khoảng 1 tháng 2 tháng, sau đó trầm, không bán được, bán cắt lỗ. Giờ thì lại tăng. Giờ trung bình khoảng 60-65tr/m2.

Cả khu đất đấu giá không có cái nhà nào mọc lên ngoài cái lều này.

Ở huyện Hoài Đức, nhiều hộ dân trúng đấu giá khu Mả Trâu từ cuối 2023 nhưng vẫn chưa thể triển khai xây dựng bởi khu đất này chưa có hạ tầng điện nước. Thậm chí còn tồn tại nhiều mồ mả xen lẫn.

Anh Nguyễn Văn Nguyên, chủ đất khu đấu giá Mả Trâu, xã Đông La, huyện Hoài Đức, cho biết: ''Tất cả là khu đô thị nhưng mồ mả rất gần nhà dân, dân hơi ái ngại và hơn nữa là điện nước chưa có, muốn ra cũng không biết lấy gì để phục vụ cuộc sống hàng ngày''.

Anh Lê Văn Thắng, chủ đất khu đấu giá Mả Trâu, chia sẻ: ''Mong muốn của chúng tôi là mong chính quyền đảm bảo điện nước, rồi các phần mộ làm sao đưa các cụ về nơi an nghỉ tốt đẹp để giữa người sống và người đã khuất yên tâm. Người dân gom góm cả đời mới có mảnh đất, mong muốn được an cư lập nghiệp''.

Ảnh minh họa.

Những vụ đấu giá đất với số tiền trúng thầu cao bất thường thời gian gần đây khiến cho giá đất của nhiều khu vực lân cận cũng theo đó mà được thổi lên. Ví dụ như tại khu tái định cư vành đai 4 thuộc xóm 2 xã Đông La, huyện Hoài Đức.

Ông Nguyễn Bá Danh, xóm 2, thôn La Tinh, cho biết: ''Từ tháng 2, giá đất khu đấu giá vào khoảng 70tr/m2, nhưng đến thời điểm này nó lên tới 100tr, có chỗ X1 bán cho các nhà đầu cơ lên đến 115 triệu, đấy là từ đầu 2024 đến giờ''.

Anh Nguyễn Xuân Bộ, trưởng xóm 2, thôn La Tinh, cho biết: ''Thanh Oai với Hoài Đức vừa rồi vừa đấu xong thì lên đến một trăm ba mấy triệu của Hoài Đức, trăm triệu của Thanh Oai, cho nên thực tế đất ở đây giao dịch ngầm lên đến trăm triệu. Thực ra với mặt bằng chung mình nghĩ chưa đến mức độ như thế, đây là do việc đẩy kích sóng của giá BĐS''.

Hà Nội vẫn còn nhiều đất để hoang như này.

Ông Văn Phú Liền, trưởng xóm 2 thôn La Tinh, cho biết: '' Ở đây trước chỉ 50-60 triệu thôi, bây giờ lên hơn trăm triệu (m2) thực tế có người đã bán rồi, từ cái đó nó nâng lên nhiều làm người dân vất vả. Người dân với mức độ này thì không thể mua đất ở đấy là rõ ràng''.

Mỗi lần đấu giá đất là lại một lần giá đất tăng cao. Những mảnh đất thì vẫn chưa thể tìm được chủ nhân thực sự gắn bó an cư lạc nghiệp, bởi chủ sở hữu mua đất với mục đích đầu cơ là chính.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bảng giá đất điều chỉnh vừa được UBND Thành phố ban hành có hiệu lực từ 20/12/2024 đến hết năm 2025, trong đó, giá đất ở có mức cao nhất là hơn 695,3 triệu đồng/m² với các thửa mặt đường tại loạt phố của quận Hoàn Kiếm. Mức này gấp gần 3,7 lần bảng giá cũ.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Trọng Đông vừa ký ban hành Quyết định điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Ba Đình.

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 71 về việc điều chỉnh bảng giá các loại đất trên địa bàn thành phố được áp dụng từ nay đến hết năm 2025.

Sau những vụ cháy gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thời gian qua, chính quyền nhiều địa phương đã yêu cầu người dân phá dỡ chuồng cọp, song sắt. Lối thoát nạn an toàn có vai trò như thế nào khi chẳng may xảy ra cháy nổ?

Trong phiên họp giải trình, Thường trực HĐND TP Hà Nội đề nghị UBND thành phố nghiên cứu các cơ chế, chính sách, quy định về đấu giá quyền sử dụng đất bãi bồi ven sông để làm bãi chứa trung chuyển vật liệu xây dựng.

Triển khai Công điện số 130 của Thủ tướng Chính phủ, UBND thành phố đã ban hành công văn số 4255 yêu cầu tập trung tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án nhà ở xã hội.