Đau lòng trước lời nói của người khác
Khi còn nhỏ, chúng ta ai cũng từng một lần trải qua cảm giác không muốn đến trường vì lời nói của người khác. Kể cả khi đã lớn, những điều này vẫn có thể lặp lại. Những câu nói tiêu cực từ người khác có thể khiến chúng ta nghi ngờ bản thân, suy nghĩ sai lệch về mình và bắt đầu phê phán, so sánh mình với “tiêu chuẩn” của người khác. Nếu không đủ vững vàng và kiên định về tinh thần, thì những lời nói ấy chính là “chất xúc tác” nhanh nhất để bạn gục ngã.
Tôi không thể nhớ hết mình đã trải qua bao nhiêu đêm dài mệt mỏi về tinh thần lẫn thể chất vì những lời nhận xét của người khác. Bản thân con người chúng ta có cách vận hành rất lạ, nếu thể chất mệt mỏi nhưng tinh thần đủ tốt bạn vẫn có thể leo lên ngọn núi cao nhất mà mình muốn; còn khi bạn có một cơ thể khỏe mạnh đến mấy mà tinh thần mệt mỏi, thì ngay cả bước đi trên thảm cỏ bạn cũng thấy khó nhọc. Nhưng sau nhiều đêm trằn trọc, tôi nhận ra trong khi mình khổ sở bởi câu nói của người khác, thì họ vẫn bình thản đi tiếp, chỉ có bản thân tôi chậm lại. Vậy, tại sao chúng ta cứ phải bận lòng vì lời nhận xét của người khác?
Dù người khác có phán xét bất kỳ điều gì về bạn, thì đêm đến, thứ duy nhất mỗi người chúng ta đối diện chính là những vấn đề của bản thân chứ chẳng phải của ai khác. Bởi những vấn đề, những suy nghĩ của bản thân mới ảnh hưởng trực tiếp tới bạn; còn lại, những nhận xét của người khác, xét cho cùng cũng chẳng tác động gì tới sự sống còn của chúng ta. Dù họ có nói xấu bạn sau lưng hay nói xấu bạn trước mặt, bạn cũng không thể xấu đi chỉ vì lời nói của một ai đó.
Trong mỗi chúng ta đều có sự lương thiện, chân thành, khoan dung… nhưng cũng chứa đựng cả sự giả tạo, hẹp hòi, ghen tuông, đố kỵ… Và khi bạn đối với ai đó bằng cả sự chân thành, bạn sẽ đón nhận những điều ngọt ngào. Nếu bạn đố kỵ, ngờ vực và giả tạo đối với người khác, bạn cũng khó tránh khỏi việc bị người khác hoài nghi và ngờ vực./.
Nghề giáo vẫn được gọi là nghề cao quý. Nghề nào cũng có những nỗi niềm riêng. Và nghề giáo cũng có những câu chuyện cuộc sống đằng sau ánh hào quang cao quý.
Có một người đã dạy cô những con chữ đầu tiên, người dạy cô bao bài học thật thà; dạy cô phải biết nỗ lực vượt qua nghịch cảnh… Với cô, ba là người thầy vĩ đại nhất.
Cô bạn thuở hoa niên vừa gửi qua Zalo khoe rổ hoa dầu sớm nay mới nhặt trên đường tập thể dục về. Ôi những cánh hoa vươn dài, vừa mỏng manh vừa cứng cỏi. Một cái gì đó như bung vỡ. Một cảm giác thật khó định hình. Bồi hồi. Thảng thốt. Trái tim ai đó bỗng lỗi mấy nhịp. Điều gì vừa gần gụi vừa xa xăm. Sài Gòn và anh!
Cuối năm thiệp mời cưới bay tá lả, đó là lúc chị em cố gắng giảm cân để mặc đồ cho đẹp. Hôm nào cũng hỏi thăm nhau giảm được bao kg rồi, để còn tụ tập đi ăn cưới.
Sau những chuyến muộn phiền, có người lại về ngồi với khu vườn, lặng yên nghe tiếng chim hót. Đôi khi ngửa mặt lên trời nhìn mây trôi về muôn nẻo. Mây trôi nhẹ tênh, trong thoáng chốc cô ước gì hồn mình cũng nhẹ như mây. Để tự do bay bổng, để đi về hướng nào mình muốn và để tan ra hay làm mưa xuống. Không như mình vẫn ngồi đây để tự hỏi, rồi cuộc đời mình sẽ đi về đâu?
Trong ký ức của một người con, có một căn nhà xưa sơ sài tới mức không có cổng, nhưng trong căn nhà nhỏ ấy, lại đầy ắp tình yêu thương của mỗi thành viên trong gia đình dành cho nhau…
0