Đầu máy xe lửa - hiện vật đặc sắc của Bảo tàng Hà Nội
Trong những năm qua, cùng với công tác hoàn thiện trưng bày chính thức, thì việc sưu tầm các tư liệu, hiện vật giá trị tiếp tục luôn được Bảo tàng Hà Nội chú trọng. Một trong những hiện vật giá trị ấy là đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước mang dấu ấn “Made in Viet Nam”.
Đầu máy tự lực số hiệu 141-179, một trong rất ít đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước mang dấu ấn “Made in Viet Nam” còn sót lại. Ít ai biết rằng để có hiện vật gốc này là cả một quá trình sưu tầm dày công của các cán bộ bảo tàng. Hành trình sưu tập đầu máy hơi nước đã được Bảo tàng Hà Nội tiến hành từ cuối năm 2017. Cán bộ bảo tàng tìm đến Công ty Cổ phần vận tải đường sắt Hà Nội để tìm hiểu những toa xe hết thời hạn sử dụng, sẽ thanh lý. Trong đó có một số toa xe được sử dụng từ những năm 1955, 1958. Đây là những toa xe chứa đựng ký ức lịch sử về quá trình xây dựng và phát triển của ngành đường sắt Hà Nội.
Tại Công ty Cổ phần Xe lửa Gia Lâm - nơi lưu giữ đầu máy 141-179, một trong số rất ít đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước rất đặc biệt, mang dấu ấn “Made in Viet Nam” còn sót lại ở Việt Nam hiện nay.
Theo nghiên cứu và khảo sát của Bảo tàng Hà Nội, đến nay, các đầu máy hơi nước sử dụng từ thời Pháp rất hiếm, chỉ còn một vài hiện vật sản xuất sau những năm 1960 trưng bày ở một số ga tàu của Việt Nam. Sau khi đưa hiện vật đặc biệt này về bảo tàng, công tác bảo quản, phục chế đã được cán bộ bảo tàng tiến hành khẩn trương, cẩn trọng.
Ông Đặng Minh Vệ, Phó Giám đốc Bảo tàng Hà Nội chia sẻ: "Việc sưu tầm những hiện vật của bảo tàng rất dày công, chúng tôi phải nghiên cứu tìm hiểu, sau đó liên hệ với nhiều nhân chứng lịch sử. Trong giai đoạn hiện nay cho đến thời điểm này chúng tôi vẫn đang toả đi khắp nơi để tìm lại những nhân chứng, những người trước đây đã trực tiếp thiết kế ra đường tàu hơi nước này và những người công nhân kĩ sư, người lái tàu vận hành trong thời gian đầu tàu còn sử dụng. Việc xây dựng hồ sơ khoa học cho hiện vật cũng như cung cấp thông tin cho hiện vật rất quan trọng; đây là một trong những khó khăn chúng tôi mắc phải. Tuy nhiên với quyết tâm thì không có việc gì khó cả".
Bảo tàng Hà Nội dự kiến sẽ trưng bày hiện vật đầu tàu hơi nước 141-179 nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Đây là nội dung trưng bày điểm nhấn khu vực sân vườn, nhằm đem đến cho khách tham quan những trải nghiệm đặc biệt gợi nhớ ký ức xưa. Ngoài đầu máy 141-179, còn nhiều hiện vật của ngành đường sắt sẽ được trưng bày.
Nhân kỷ niệm 20 năm phố cổ Hà Nội được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia, 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024)) và 20 năm hoạt động của không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động trưng bày, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật để tôn vinh những giá trị di sản.
Phụ nữ xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội, đã biến những bức tường rêu mốc thành tranh sinh động, kể lại những câu chuyện đầy ý nghĩa về văn hóa và lịch sử truyền thống địa phương.
Là cây ưa khô ráo, nắng hạn, cách đây hơn 2 tháng, hàng nghìn cây hoa giấy ở Phù Đổng có nguy cơ bị thối rễ do ngập nước. Người dân làng Phù Đổng đã kiên trì hồi sinh cho những cây hoa giấy, để giờ đây, các nhà vườn lại rực rỡ sắc màu.
Ông Hoàng Thanh Khiết, đại diện Hội đồng xác lập Kỷ lục Việt Nam, đã trao chứng nhận xác nhận kỉ lục cho Bảo tàng Hoa Cương của Nhà giáo Nguyễn Quang Cương, đồng thời đánh giá Bảo tàng Hoa Cương sở hữu một bộ sưu tập hiện vật vô cùng phong phú, đa dạng về chủ đề và chất liệu.
Với mong muốn bảo tồn di sản và phát huy, ứng dụng các giá trị văn hóa Việt vào đời sống hiện đại, cuộc Triển lãm với tên gọi “Tôn cựu, nghênh tân” đang diễn ra tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cũ, 46 Hàng Bài.
Liên hoan Ẩm thực quốc tế 2024 với chủ đề "Gastronomy of Unity - Ẩm thực kết nối" sẽ diễn ra trong hai ngày 7 và 8/12, tại khu Ngoại giao Đoàn - 298 Kim Mã, Hà Nội.
0