Đầu năm về làng Thị Cấm xem hội thổi cơm thi

Sáng 17/2 (mồng 8 tháng Giêng), lễ hội thổi cơm thi làng Thị Cấm thu hút đông đảo nhân dân và du khách thập phương về tham dự.
Từ sáng sớm ngày mồng 8 Tết, đông đảo người dân làng Thị Cấm (Nam Từ Liêm, Hà Nội) cùng du khách thập phương đã có mặt tại đình làng Thị Cấm để tham gia và theo dõi lễ hội thổi cơm thi đã được ghi danh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Đúng 11 giờ, hội thi thổi cơm diễn ra tại đình làng Thị Cấm. Hội năm nay có 4 đội tham dự, tương ứng với 4 tổ dân phố trên địa bàn phường.
Hội thi gồm 3 phần chính: Kéo lửa, thi chạy lấy nước và thổi cơm.
Các cháu nhỏ tuổi từ 12 - 14 sẽ tham gia phần thi lấy nước. Xuất phát từ đình làng, các thí sinh sẽ phải chinh phục quãng đường 700m để lấy nước. Ai mang được nước về đình làng sớm nhất sẽ chiến thắng.
"Hội thi thổi cơm được chúng tôi duy trì nhiều đời nay để tưởng nhớ đến công lao to lớn của tướng quân Phan Tây Nhạc. Qua lễ hội, giúp thế hệ trẻ hiểu hơn về lịch sử của quê hương", ông Bùi Thanh Liêm (Phó BTC lễ hội làng Thị Cấm) cho biết.
Một trong những điểm nổi bật tạo nên sức hút của lễ hội thổi cơm thi này là mọi công đoạn đều được thực hiện theo cách thô sơ nhất.
Đáng mong chờ nhất là màn thi thổi cơm, thu hút sự theo dõi của đông đảo người dân và du khách thập phương.
Giữa tiếng hò reo cỗ vũ, các đội thi khẩn trương tiến hành các công đoạn thổi cơm.
Trong phút chốc, sân đình làng Thị Cấm nghi ngút khói, tiếng cổ vũ hò reo vang lên không ngớt tạo nên bầu không khí đầy hào hứng trong những ngày đầu Xuân năm mới.
Các đội sẽ có 30 phút từ lúc kéo lửa đến khi cơm chín. Nồi cơm sau khi sôi sẽ thường phải ủ bằng tro rơm trong 20 phút cho chín đều.
Sau một tuần hương, các thành viên trong ban giám khảo sẽ đi tìm những nồi cơm trong các đống tro.
Cơm của các đội thi sau khi chín sẽ được mang vào đình làng để dâng lên Thành Hoàng làng và chấm điểm công khai trước toàn dân. Nồi cơm nào trắng, dẻo và thơm ngon nhất sẽ chiến thắng.
Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Dấu ấn Di sản công nghiệp là chuyên đề đang gây sự chú ý cho du khách khi đến thăm Bảo tàng Hà Nội những ngày này.

Trong chuyến thăm tới các địa điểm được xem là biểu tượng cho quan hệ Việt - Pháp, Đại sứ Pháp tại Việt Nam, ông Olivier Brochet đã tới thăm Cầu Long Biên và Đại học Dược Hà Nội. Đây là hai trong số nhiều công trình kiến trúc Pháp cổ được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ 20.

Hà Nội sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại 5 điểm dịp Tết Dương lịch năm 2025 và 30 điểm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 .

Sáng 20/12, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam khai mạc Triển lãm "Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ".

Cung Thanh niên Hà Nội vừa phối hợp nền tảng số mở YooLife tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật “Tự hào Việt Nam” với chủ đề “Hát mãi khúc quân hành” và ra mắt dự án mô phỏng hành trình chiến đấu và trưởng thành của QĐND Việt Nam bằng công nghệ thực tế ảo.

Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức triển lãm nghệ thuật với chủ đề “Những trang sử bằng hình sắc” tại Trung tâm thông tin văn hóa Hồ Gươm - Số 2 Lê Thái Tổ.