Đấu tranh mạnh với tội phạm tín dụng đen

Chỉ trong vòng hai tháng, từ tháng 9 đến tháng 10 năm 2023, trên địa bàn thành phố Hà Nội, các lực lượng chức năng, chủ công là phòng Cảnh sát hình sự – Công an thành phố Hà Nội và Công an các quận, huyện, đã đấu tranh, triệt phá nhiều băng ổ nhóm tín dụng đen, cho vay lãi nặng.

Là một đối tượng cộm cán tại địa phương, Vũ Sinh Lợi (sinh năm 1982) trú tại thôn Phương Quan, xã Vân Côn, huyện Hoài Đức, Hà Nội cầm đầu tập hợp, chỉ đạo nhiều đàn em cùng một số đối tượng tổ chức hoạt động cho vay lãi nặng, tổ chức đánh bạc và đánh bạc dưới hình thức cá độ bóng đá, nhận số lô, đề trên mạng Internet với số tiền giao dịch từ 1-2 tỷ đồng/ngày.

Trong thời gian ngắn, nhóm của Lợi đã cho hàng trăm người vay với số tiền khác nhau từ vài trăm đến vài tỷ đồng với lãi suất “cắt cổ”. Ngoài ra, Lợi còn cùng với đám đàn em tổ chức đánh bạc với số tiền rất lớn. Từ 2021 đến thời điểm bị phòng Cảnh sát hình sự – Công an thành phố Hà Nội triệt phá, số tiền đánh bạc của Lợi với những người liên quan lên đến hơn 1.000 tỷ đồng.

Tính trong vòng hai tháng, Công an thành phố Hà Nội đã phát hiện, xử lý 12 vụ với 43 đối tượng vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động "tín dụng đen", trong đó có 10 vụ với 33 đối tượng cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự; hai vụ với 10 đối tượng cưỡng đoạt tài sản. Bên cạnh đó, thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an thành phố đã rà soát, lập danh sách một số băng nhóm tội phạm có tổ chức và các đối tượng hình sự có biểu hiện hoạt động “tín dụng đen” để lên kế hoạch đấu tranh, triệt phá trong đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”. Thủ đoạn đòi nợ của các đối tượng ngày càng tinh vi với các chiêu trò như ném chất bẩn, chất thải vào nhà con nợ, thậm chí là gọi điện khủng bố tinh thần người thân để đòi tiền.

Bên cạnh đó, theo lực lượng chức năng, việc quản lý hoạt động của các công ty kinh doanh dịch vụ cầm đồ còn nhiều hạn chế, dẫn đến tình trạng các đối tượng lách luật, biến tướng hoạt động cho vay, không cầm cố tài sản theo quy định nhưng vẫn chưa có giải pháp giải quyết triệt để. Việc bảo vệ bí mật dữ liệu cá nhân còn hạn chế, tình trạng lộ dữ liệu khách hàng, người dân về thông tin cá nhân, tài chính, thuế, viễn thông dẫn đến tình trạng các đối tượng mua bán, sử dụng thông tin cá nhân để gọi điện mời chào vay, đòi nợ, lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

5 cầu thủ của CLB Hồng Lĩnh Hà Tĩnh hiện đang bị tạm giữ vì liên quan đến việc sử dụng chất cấm tại một khách sạn ở thành phố Hà Tĩnh. Đáng chú ý, trong số đó có tiền vệ Đinh Thanh Trung, người từng giành danh hiệu Quả bóng Vàng Việt Nam năm 2017.

Trên đường gom vào tuyến Đại lộ Thăng Long, lưu lượng xe lưu thông gia tăng, trong khi ý thức của người dân chưa tốt, khiến tuyến đường này tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

Hàng tấn xúc xích và cánh gà ăn liền không rõ nguồn gốc xuất xứ, chuẩn bị đưa ra thị trường, đã bị phát hiện và thu giữ. Đặc biệt, đây đều là các mặt hàng ưa thích của trẻ con hiện nay.

Người Việt Nam bị lừa đảo gần 16 tỷ USD qua mạng trong tổng số 53 tỷ USD toàn cầu. Đó là con số rất đáng báo động do Liên minh chống lừa đảo toàn cầu và dự án xã hội chống lừa đảo công bố về tình trạng lừa đảo qua mạng tại Việt Nam năm 2023.

Kiểm tra cơ sở kinh doanh dịch vụ chuyển phát hàng hóa Quyết Đại Phát Express, lực lượng chức năng thành phố Hà Nội phát hiện hàng nghìn bao thuốc lá cùng số lượng lớn thuốc lá điện tử và tinh dầu dùng cho thuốc lá điện tử.

Liên quan đến vụ sạt lở nghiêm trọng khiến 7 người thương vong tại Hà Tĩnh, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương xác minh nguyên nhân sự cố sạt lở để kịp thời rút kinh nghiệm trong công tác phòng chống sạt lở, bảo đảm an toàn cho người lao động và nhân dân, xử lý nghiêm trách nhiệm (nếu có sai phạm) theo đúng quy định của pháp luật.