Đẩy mạnh chuyển đổi số ngành y tế

Trong bối cảnh nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam đang ngày càng tăng cao, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực y tế đã và đang đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện chất lượng chăm sóc sức khỏe, tăng cường khả năng chẩn đoán và điều trị bệnh, cũng như thúc đẩy sự tiến bộ trong lĩnh vực phòng bệnh.

Nghiên cứu công nghệ tế bào - một lĩnh vực đã rất phát triển ở các nước có nền y học tiên tiến, đại diện Viện Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tế bào Mescells cho biết, chuyển đổi số đã hỗ trợ để các cơ sở chăm sóc y tế có thể tiếp cận và chuyển giao công nghệ này một cách dễ dàng, từ đó nâng cao công tác chăm sóc và điều trị bệnh nhân

Bên cạnh đó, hiện nay, nhiều cơ sở y tế cũng ứng dụng thành công phần mềm quản lý tổng thể bệnh viện, bệnh án điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ khám chữa bệnh từ xa, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, nâng cao chất lượng cuộc sống và sức khỏe con người

Tuy nhiên, để chuyển đổi số trong ngành y tế diễn ra thực sự mãnh mẽ, đạt hiệu quả cao vẫn cần những giải pháp tháo gỡ khó khăn về pháp lý, nguồn lực đầu tư

Thời gian qua, đã có 159 dự án FDI và vốn đăng ký đạt khoảng gần 1,8 tỷ USD đầu tư vào lĩnh vực y tế. Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế và các cơ quan liên quan hoàn thiện các quy định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ người dân, từ đó đẩy mạnh thu hút nguồn vốn FDI vào chuyển đổi số ngành y tế.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sở Y tế Hà Nội vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe giữa ngành Y tế Hà Nội và Hiệp hội các Công ty Điều phối Y tế Quốc tế Nhật Bản (JIMCA) giai đoạn 2024 - 2029.

Trên thế giới đã xuất hiện các vi khuẩn kháng với hầu hết kháng sinh, còn gọi là vi khuẩn siêu kháng thuốc. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn vừa ký ban hành quyết định phê duyệt Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc trong y tế giai đoạn 2024 - 2025.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, tuần qua, toàn thành phố ghi nhận 25 ca mắc sởi, tăng 9 ca so với tuần trước đó; trong đó 20 ca mắc chưa tiêm vaccine phòng sởi, 5 ca mắc chưa tiêm đầy đủ vaccine.

Ngày 18/11, Sở Y tế Đồng Nai ghi nhận trường hợp bé trai H.T.H (8 tuổi, ngụ thành phố Biên Hòa) tử vong do bệnh sởi. Đây là ca đầu tiên tử vong do bệnh này ở Đồng Nai trong năm 2024.

Trong tuần qua (từ ngày 9/11 đến 15/11), toàn thành phố ghi nhận 25 ca mắc sởi (tăng 9 ca so với tuần trước đó).

Khoảng 1/3 số ca nhiễm HIV mới ở Việt Nam là người trẻ trong độ tuổi từ 15 đến 24. Đặc biệt, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) và người chuyển giới gia tăng đáng kể.