Đẩy mạnh khởi nghiệp trong các trường đại học

Khởi nghiệp đã trở thành một chuyên ngành đào tạo chính quy của nhiều trường đại học. Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, tỉ lệ cơ sở giáo dục đại học đưa khởi nghiệp thành môn học quan trọng, đã trở nên phổ biến.

Trường Đại học Thương mại đã chính thức thành lập Viện quản trị kinh doanh và ra mắt Ban cố vấn khởi nghiệp. Ban cố vấn khởi nghiệp trực thuộc Viện quản trị Kinh doanh - Trường Đại học thương mại bao gồm nhiều doanh nghiệp trong các lĩnh vực, có nhiệm vụ phối hợp lựa chọn ghép cặp các Mentee và Mentor, cố vấn - đào tạo và hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp hoàn thành mục tiêu trong từng giai đoạn, hiện thực hoá ý tưởng.

Từ năm học 2022, trường Đại học Thương mại đã triển khai chương trình đào tạo cử nhân khởi nghiệp và phát triển kinh doanh. Đây là một ngành học mới nhưng thu hút sinh viên đăng ký theo học. Trong hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia và hệ sinh thái khởi nghiệp, trường đại học được cho là thành tố quan trọng. Bởi vậy, xây dựng mô hình đại học khởi nghiệp và triển khai đào tạo khởi nghiệp cho sinh viên trở thành xu hướng tất yếu.

Cũng tại buổi lễ,  Đại học thương mại đã công bố quyết định thành lập Viện quản trị kinh doanh, tiền thân là Khoa quản trị kinh doanh với bề dày hơn 60 năm, thành lập năm 1960 với tên gọi Ban Kinh tế thương nghiệp, có sứ mệnh đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trung và cao cấp cho ngành nội thương. Trong bối cảnh thực hiện cơ chế tự chủ hiện nay của các trường Đại học, việc nâng tầm quy mô và chuyển đổi hình thức hoạt động sẽ nâng cao sự chủ động và sáng tạo của các đơn vị, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động và sự phát triển kinh tế đất nước./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, chuyển đổi số, sự phát triển của trí tuệ nhân tạo AI,… sinh viên cần được lĩnh hội những kiến thức mới nhất, đảm bảo thực tế nghề nghiệp để tự tin làm việc trong môi trường quốc tế.

Chương trình "Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050" vừa được phê duyệt. Theo đó, đến năm 2030, Việt Nam cần đào tạo ít nhất 50.000 nhân lực đại học trở lên phục vụ ngành này.

Đi học có lương, ra trường có việc là chuyện không còn mới lạ với nhiều sinh viên trường nghề. Bởi vậy, ở mùa tuyển sinh những năm gần đây, học nghề đang được khá nhiều bạn trẻ lựa chọn.

Chương trình “Hướng nghiệp và tư vấn lựa chọn Tổ hợp môn lớp 10" dành riêng cho học sinh 2k9 do Đài PT-TH Hà Nội và Hệ thống Giáo dục HOCMAI phối hợp với tổ chức, nhằm hỗ trợ học sinh và phụ huynh trong việc định hướng và chuẩn bị tốt nhất cho năm học lớp 10. Chương trình có sự tham gia của các chuyên gia giáo dục uy tín.

Việt Nam đang đứng trước cơ hội tham gia sâu vào ngành công nghiệp bán dẫn và đã thể hiện rõ khát vọng trở thành một mắt xích trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu.

Đào tạo nghề gắn với nhu cầu của thị trường lao động là một trong những hướng đi hết sức hiệu quả trong công tác giáo dục nghề nghiệp hiện nay.