Đẩy mạnh phát triển ngành Halal Việt Nam

Chiều 22/10, hội nghị Halal toàn quốc với chủ đề “Phát huy nội lực, tăng cường hợp tác quốc tế để đẩy mạnh phát triển ngành Halal Việt Nam” đã diễn ra tại Hà Nội.

Hội nghị do Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đồng tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự và phát biểu chỉ đạo.

Hội nghị thu hút sự tham gia của hơn 600 đại biểu đại diện các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp của Việt Nam. Nhiều đại sứ các nước và 50 quốc gia tham dự trực tiếp và trực tuyến.

Halal có thể hiểu khái quát là tổng thể các ngành công nghiệp phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng Hồi giáo. Cộng đồng Hồi giáo hiện có hơn 2 tỷ người. Quy mô nền kinh tế Halal toàn cầu dự kiến ước đạt 7.700 tỷ USD vào năm 2025 và sẽ tăng lên 10.000 tỷ USD vào năm 2028.

Với thế mạnh về nông nghiệp, công nghiệp chế biến và xuất khẩu, Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển ngành Halal trở thành một bộ phận quan trọng của nền kinh tế quốc gia; đồng thời tham gia sâu, hiệu quả vào thị trường Halal toàn cầu. Các phát biểu tại hội thảo đã khẳng định việc phát huy nội lực và đẩy mạnh hợp tác quốc tế đóng vai trò quan trọng để xây dựng ngành Halal Việt Nam bài bản, chuyên nghiệp và toàn diện. Kinh nghiệm phát triển ngành Halal của nhiều nước đã được chia sẻ, cùng với đó là những đề xuất hợp tác với Việt Nam để phát triển ngành Halal.

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam mong muốn trở thành một mắt xích quan trọng trong thị trường Halal toàn cầu và có cơ sở để đạt được mục tiêu này khi có chính trị xã hội ổn định, môi trường đầu tư thông thoáng, dân số vàng. Việt Nam cũng nằm ở trí chiến lược thuận lợi, đã ký kết 16 FTA với hơn 60 thị trường trên thế giới trong đó có nhiều nước sử dụng sản phẩm Halal, đặc biệt Việt Nam luôn nỗ lực hết mình vì môi trường hoà bình, hợp tác và phát triển. Thủ tướng đã nhấn mạnh 3 thông điệp và 5 đẩy mạnh phát triển ngành Halal Việt Nam trong thời gian tới.

Thủ tướng tin tưởng ngành Halal Việt Nam sẽ phát triển khi có sự hợp tác của bạn bè quốc tế. Việt Nam kêu gọi các nhà đầu tư tới Việt Nam để cùng hợp tác và phát triển ngành Halal; mở cửa các thị trường cho các sản phẩm Halal xuất khẩu của Việt Nam; thúc đẩy ngoại giao kinh tế.

Tại sự kiện, nhiều văn kiện hợp tác về Halal đã được trao giữa các cơ quan, địa phương của Việt Nam với một số đối tác Halal tiềm năng trên thế giới.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tại Hội nghị tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2024 và triển khai kế hoạch kinh doanh năm 2025, đại diện lãnh đạo Công ty cổ phần PVI (PVI Holdings - Mã: PVI) cho biết, năm 2024, toàn hệ thống PVI đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm.

Số người tiêu dùng tại Eurozone sở hữu tiền điện tử đã tăng hơn gấp đôi trong hai năm qua, với phần lớn người sử dụng loại tiền này như một kênh đầu tư.

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank, mã CTG, sàn HoSE) vừa thông báo kế hoạch chào bán 40 triệu trái phiếu ra công chúng đợt 1, với tổng giá trị lên tới 4.000 tỷ đồng.

Tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2024, kết quả kinh doanh của ACV suy giảm trong quý IV song luỹ kế năm 2024, cả doanh thu và lợi nhuận đều cán mốc cao kỷ lục.

Trong báo cáo "Hướng tới 2025", VinaCapital nhận định xuất khẩu của Việt Nam sẽ chậm lại trong năm tới và tăng trưởng nước ta sẽ phụ thuộc các yếu tố bên trong như tiêu dùng, đầu tư công.

Để ngăn chặn “sốt” hàng và giữ giá ổn định dịp cuối năm, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã triển khai kế hoạch dự trữ hàng hóa lớn phục vụ Tết Nguyên đán 2025.