Đẩy mạnh phát triển nhân lực bền vững cho doanh nghiệp

Xây dựng nhân lực bền vững sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu tỷ lệ nghỉ việc và chi phí tuyển dụng; gia tăng hiệu suất và sự hài lòng trong công việc. Do đó, đã đến lúc cộng đồng doanh nghiệp cần chủ động xây dựng môi trường làm việc an toàn, lành mạnh và tôn trọng sự đa dạng.

Việc đầu tư phát triển nguồn nhân lực, thực hiện đầy đủ các chính sách về lao động, tăng cường đối thoại với người lao động sẽ giúp doanh nghiệp phát triển bền vững hơn.

Ngành dệt may là đơn vị có lực lượng lao động đông đảo và đa thế hệ. Đại diện doanh nghiệp dệt may Việt Thắng Jeans cho biết, mức lương không còn là yếu tố hàng đầu để giữ chân nhân tài. Người lao động ngày càng quan tâm đến các giá trị mà họ nhận được, bao gồm sự công bằng, đảm bảo quyền lợi, an toàn, sức khỏe lao động và tính linh hoạt trong công việc.

Theo các chuyên gia, hiện những doanh nghiệp lớn thu hút người tài bằng cách quan tâm đến đào tạo, tạo cơ hội phát triển cho người lao động giúp tỷ lệ nghỉ việc giảm đi, tăng năng suất lao động. Trong khi, điều này lại đang rất hạn chế tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Tiến sĩ Bùi Thanh Minh - Phó giám đốc chuyên môn Văn phòng Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân chia sẻ: "96% doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ gặp khó khăn về nguồn vốn, chủ sở hữu rất là 'mỏng'. Do đó, khi nguồn vốn mỏng như thế mà muốn chi cho bất cứ một thứ gì, họ đều phải cân nhắc rất nhiều. Tuy nhiên, nếu không có lương thưởng cạnh tranh, chế độ phúc lợi tốt, môi trường lao động có thể phát triển được và hình ảnh doanh nghiệp tốt, các lao động có thể sẽ di chuyển sang các doanh nghiệp khác vì cạnh tranh thị trường lao động rất gay gắt".

Bà Trần Thị Thúy Ngọc, Phó Tổng Giám đốc Thường trực Deloitte Việt Nam cho rằng: "Đầu tư cho nhân lực chưa bao giờ là đầu tư lãng phí bởi vì khi người lao động họ có trình độ cao hơn, họ ứng dụng khoa học công nghệ cao hơn thì năng suất sẽ cao hơn".

Các chuyên gia nhận định, đầu tư về con người không phải bài toán ngắn hạn. Tuy nhiên, doanh nghiệp có tầm nhìn bền vững chắc chắn phải quan tâm đến vấn đề nguồn lực bền vững. Bởi hiện nay thế giới đánh giá mức độ phát triển không chỉ ở từng doanh nghiệp, mà đánh giá theo chuỗi cung ứng. Do đó, doanh nghiệp Việt Nam đang muốn tham gia chuỗi sản xuất quốc tế thì phải tiệm cận được tiêu chuẩn của họ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Dữ liệu của Cơ quan thống kê liên bang Rosstat cho thấy lạm phát ở Nga trong tháng 11 lên tới 1,43%, gần gấp đôi mức tháng 10.

Tại Hội nghị tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2024 và triển khai kế hoạch kinh doanh năm 2025, đại diện lãnh đạo Công ty cổ phần PVI (PVI Holdings - Mã: PVI) cho biết, năm 2024, toàn hệ thống PVI đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm.

Số người tiêu dùng tại Eurozone sở hữu tiền điện tử đã tăng hơn gấp đôi trong hai năm qua, với phần lớn người sử dụng loại tiền này như một kênh đầu tư.

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank, mã CTG, sàn HoSE) vừa thông báo kế hoạch chào bán 40 triệu trái phiếu ra công chúng đợt 1, với tổng giá trị lên tới 4.000 tỷ đồng.

Tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2024, kết quả kinh doanh của ACV suy giảm trong quý IV song luỹ kế năm 2024, cả doanh thu và lợi nhuận đều cán mốc cao kỷ lục.

Trong báo cáo "Hướng tới 2025", VinaCapital nhận định xuất khẩu của Việt Nam sẽ chậm lại trong năm tới và tăng trưởng nước ta sẽ phụ thuộc các yếu tố bên trong như tiêu dùng, đầu tư công.