Đẩy nhanh di dời trường đại học khỏi nội đô
Mặc dù gia đình sống ở Hà Nội, nhưng em Vương Chí Dương cảm thấy phấn chấn khi biết rằng chỉ một năm nữa thôi, em và các bạn sẽ được học ở cơ sở mới trên Hòa Lạc.
Sinh viên Vương Chí Dương - Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội, chia sẻ: “Em cảm thấy rất là hào hứng. Bọn em đã từng học giáo dục quốc phòng trên Hòa Lạc. Em muốn nhanh được lên cơ sở mới vì không gian rộng rãi. Em cũng muốn được làm quen với các bạn ở những trường đại học khác”.
Cuối tháng 12 vừa qua, tại Hòa Lạc, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức lễ khởi công xây dựng công trình Trường Đại học Công nghệ thuộc dự án “Phát triển các Đại học Quốc gia Việt Nam - Tiểu dự án Đại học Quốc gia Hà Nội”. Công trình được xây dựng tại khu đất quy mô 5,87 ha, tổng diện tích xây dựng gần 11 ngàn m², với 5 khối nhà cao từ 2-5 tầng gồm một khối nhà làm việc, hai khối nhà phòng học và hai khối nhà thực hành, nhà đa năng - thí nghiệm và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác.
Tháng 5/2022, Đại học Quốc gia Hà Nội bắt đầu chuyển dần trụ sở lên Hòa Lạc, huyện Thạch Thất, cách nơi cũ chừng 35 km, sau gần 20 năm khởi công. Cơ sở Hòa Lạc của Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ đón khoảng 10.000 học sinh, sinh viên vào năm học tới, tăng 4.000 so với hiện tại.
Ông Chử Đức Trình, Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội, cho hay: “Trong thời gian tới, Hoà Lạc sẽ là nơi đóng đô của Đại học Quốc gia Hà Nội, trong đó thì có Trường Đại học Công nghệ của chúng tôi. Lên trên đó thì có điều kiện về trang thiết bị, về cơ sở vật chất, có điều kiện về chỗ ăn, chỗ ở cho sinh viên. Khi đó thì sinh viên sẽ tập trung 100% vào học tập".
Từ 1/1/2025, Luật Thủ đô có hiệu lực với những cơ chế đặc thù, vượt trội để giải quyết những điểm nghẽn trong thực tiễn phát triển. Hà Nội sẽ được giao thẩm quyền mạnh hơn, chủ động hơn trong việc bố trí ngân sách giải phóng mặt bằng, thậm chí xây trụ sở mới cho các trường học. Hòa Lạc sẽ trở thành đô thị đại học thông minh theo đúng quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Sáng 9/1, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch thu hẹp khoảng cách chất lượng dạy và học ngoại ngữ giữa nội thành và ngoại thành.
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Một trong những nhiệm vụ cụ thể được nêu là di dời các cơ sở giáo dục đại học trong nội thành ra khu vực ngoại vi của các thành phố lớn.
Sau khi Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội, năm 2009, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch xây dựng hệ thống trường đại học, cao đẳng tại vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, 12 trường đại học phải chuyển ra khỏi nội đô. Tuy nhiên, đến nay chỉ có Trường Đại học Y tế công cộng đã di dời.
Toàn văn Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT, ngày 30/12/2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về dạy thêm, học thêm. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 14/2/2025.
Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam sẵn sàng kết nối, thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Đại học Quốc gia Hà Nội và các cơ sở giáo dục của nước này trong các hoạt động đào tạo, nghiên cứu, trao đổi. Đây là khẳng định của Đại sứ Marc Knapper tại buổi giao lưu với sinh viên về chủ đề "Kỷ niệm 30 năm mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ".
Theo Thông tư do Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành về quy chế tuyển sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông, điểm xét tuyển vào lớp 10 là tổng điểm của các môn thi, bài thi tính theo thang điểm 10 với mỗi môn thi, bài thi.
0