Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Công điện yêu cầu các Bộ ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2022 và đầu năm 2023.

Trong Công điện số 1076/CĐ-TTg ngày 10/11/2022 nêu rõ: Trong những tháng còn lại của năm 2022, trước xu hướng biến động ngày càng phức tạp, khó lường hơn của thế giới, kinh tế nước ta dự báo phải đối mặt với nhiều nhiều khó khăn, thách thức, nhất là đối với thị trường tài chính, tiền tệ và hoạt động xuất nhập khẩu. Để duy trì động lực phục hồi, hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng kinh tế cả năm 2022 khoảng 8%, các cấp, các ngành cần tập trung đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, coi đây là động lực thúc đẩy tăng trưởng, là một nhiệm vụ chính trị trọng tâm, tập trung ưu tiên trong chỉ đạo điều hành, góp phần phát huy hiệu quả phối hợp giữa chính sách tài khóa, tiền tệ và các chính sách kinh tế vĩ mô khác, nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng trong những tháng cuối năm 2022.

Đến nay, kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 của hầu hết dự án đã được cấp có thẩm quyền giao cho các bộ, cơ quan trung ương, địa phương; việc công bố chỉ số giá xây dựng tại các địa phương đã được ban hành cơ bản đầy đủ, khá kịp thời; những khó khăn về thời tiết, tình hình dịch bệnh,... không còn là nguyên nhân chính gây cản trở đến công tác giải ngân vốn đầu tư công. Do đó, cần tập trung, phấn đấu cao nhất để hoàn thành các mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có giải ngân vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước kế hoạch năm 2022 đạt 95-100% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Theo báo cáo của Bộ Tài  chính, kết quả giải ngân vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước ước đến ngày 31 tháng 10 năm 2022 cao hơn cùng kỳ năm 2021 là 40.387 tỷ đồng (tăng 16%); tuy nhiên mới đạt 51,34% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn cùng kỳ năm 2021 (cùng kỳ năm 2021 là 55,8%), do nguồn vốn đầu tư công năm 2022 điều chỉnh tập trung trọng tâm, trọng điểm và huy động được từ nhiều nguồn khác nhau nên tăng hơn so với năm 2021 khoảng 120 nghìn tỷ đồng.

Thủ tướng Chính phủ biểu dương các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương có tỷ lệ giải ngân 10 tháng đầu năm 2022 đạt cao như: Thanh tra Chính phủ, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải, Bình Định, Tiền Giang, Đồng Tháp, Tây Ninh, Lâm Đồng, Ninh Bình, Quảng Ngãi, Bình Thuận... Đồng thời, phê bình các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương có tỷ lệ giải ngân 10 tháng đầu năm 2022 đạt thấp như: Ủy ban Dân tộc, Viện khoa học công nghệ Việt Nam, Bộ Ngoại giao, Hội Nhà văn, Bộ Y tế, Hội Nông dân Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Công Thương, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Bộ Tư pháp, Hà Giang, Phú Yên...

Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm.

Để phấn đấu đạt mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công năm 2022, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Thủ trưởng các cơ quan khác ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đề nghị các đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, các vị Đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đề cao tinh thần trách nhiệm, tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ, kịp thời, hiệu quả hơn việc giải ngân vốn đầu tư công và các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau:

1- Bộ Xây dựng kịp thời hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các địa phương thường xuyên cập nhật, điều chỉnh, công bố giá và chỉ số giá vật liệu xây dựng, chỉ số giá xây dựng theo tháng phù hợp diễn biến giá thị trường; ban hành các quy định về sử dụng vật liệu mới thay thế cho các dự án, công trình xây dựng.  

2- Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương nghiên cứu, tiếp thu để xử lý tháo gỡ các vướng mắc về đất đai theo phản ánh của các địa phương trong quá trình sửa đổi Luật Đất đai; hướng dẫn ngay các bộ, cơ quan trung ương và địa phương về quy trình cấp phép mỏ, khai thác mỏ nguyên, vật liệu phục vụ cho dự án đầu tư công.  

3- Bộ Công Thương theo dõi sát sao diễn biến tình hình, kiểm soát và có biện pháp kịp thời, hiệu quả theo quy định để đảm bảo nguồn cung và ổn định giá cả của nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào, đặc biệt là xăng, dầu, sắt thép, vật liệu xây dựng. 

4- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tập trung xử lý kịp thời bảo đảm đúng thời hạn về việc có ý kiến theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định đối với việc chuyển đổi đất rừng đối với các dự án đầu tư công.  

5- Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương: 

a- Tập trung thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các giải pháp đã đề ra tại Nghị quyết số 124/NQ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2022 của Chính phủ, Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ và các chỉ đạo có liên quan của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về giải ngân vốn đầu tư công. 

b- Quyết liệt, chủ động, tích cực, sát sao, cụ thể, thực sự vào cuộc thực chất hơn và theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao hướng dẫn xử lý, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn một cách kịp thời, hiệu quả. Tăng cường tần suất kiểm tra hiện trường để chấn chỉnh ngay các tồn tại, bất cập; người đứng đầu phải trực tiếp chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong giải ngân vốn đầu tư công, phân công lãnh đạo phụ trách từng dự án. 

c- Tập trung giải quyết công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ tái định cư kịp thời, đúng quy định cho người dân, bảo đảm đúng pháp luật và hài hòa lợi ích của Nhà nước và người dân, đảm bảo nhanh tiến độ thực hiện dự án, nhất là các dự án quan trọng quốc gia, dự án trọng điểm. 

d- Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công; thực hiện tạm ứng, nghiệm thu, thanh toán, thu hồi tạm ứng vốn đầu tư theo đúng quy định và ngay khi có khối lượng; chủ động rà soát điều chuyển vốn theo thẩm quyền giữa các dự án chậm giải ngân sang các dự án có khả năng giải ngân tốt hơn, có nhu cầu bổ sung vốn theo quy định. 

đ- Khẩn trương phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư dự án, đẩy nhanh việc xây dựng, hoàn thiện quy hoạch địa phương; chuẩn bị mọi điều kiện tốt nhất để hoàn thành thủ tục đầu tư, tập trung làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị thực hiện dự án, nâng cao tính sẵn sàng và tính khả thi để giải ngân vốn của dự án ngay sau khi được giao kế hoạch vốn năm 2023. Thực hiện cơ chế phân công, phối hợp rõ ràng, cụ thể về thẩm quyền, trách nhiệm giữa các cơ quan, đơn vị trong việc hoàn thiện thủ tục đầu tư dự án.

e- Đẩy nhanh công tác thẩm định, phê duyệt dự án, tăng cường công tác hậu kiểm trong giải ngân vốn đầu tư công.

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Thủ trưởng các cơ quan khác ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện nghiêm, hiệu quả các nhiệm vụ tại Công điện này và báo cáo kết quả, tiến độ từng tháng cho Thủ tướng Chính phủ (qua Văn phòng Chính phủ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư).

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), Đài PT-TH Hà Nội phối hợp với Đài PT-TH Điện Biên thực hiện Cầu phát thanh trực tiếp “Điện Biên - Hà Nội: Kết nối và sẻ chia”, nhằm giúp quý thính giả hiểu thêm về những mốc son lịch sử từ Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5) đến ngày Giải phóng Thủ đô (10/10) cách đây tròn 70 năm. Bên cạnh đó là những câu chuyện về sự kết nối, sẻ chia của Hà Nội và tỉnh Điện Biên hôm nay, cùng gìn giữ, phát huy và nối tiếp tinh thần chiến thắng vĩ đại của dân tộc, từ Chiến thắng Điện Biên Phủ đến Giải phóng Thủ đô.

Sau một ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc và trách nhiệm, Hội nghị lần thứ 17 Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đã đề ra.

Tiểu ban Văn kiện đã quyết định chỉ đạo bộ phận tham mưu khẩn trương xây dựng, xin ý kiến, tiếp thu và hoàn thiện để có đề cương tổng quát báo cáo chính trị, chủ đề và phương châm đại hội, trình tại Hội nghị Thành ủy lần thứ 17.

Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành hoạt động của Quốc hội, sau khi ông Vương Đình Huệ bị miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội tại kỳ họp Quốc hội bất thường chiều 2/5.

Quốc hội đã miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XV, nhiệm kỳ 2021-2026, phê chuẩn miễn nhiệm chức vụ Uỷ viên Hội đồng quốc phòng và an ninh, cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Vương Đình Huệ tại kỳ họp vừa diễn ra.

Kết quả ba năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04 ngày 31/5/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố cho thấy, các mục tiêu của nghị quyết đã đúng và trúng với yêu cầu đang đặt ra. Công tác cán bộ bước đầu đã có sự chuyển biến rõ nét, ngày càng đổi mới, nền nếp.