Dạy trẻ mầm non theo phương pháp giáo dục Phần Lan
Sau lễ ký hợp tác giáo dục diễn ra tại Đại sứ quán Việt Nam tại Phần Lan vào đầu tháng 7, ngay trong tháng 8 này, giáo viên tại các cơ sở giáo dục mầm non tại Hà Nội và nhiều tỉnh thành cả nước đã được tập huấn phương pháp giáo dục mới trong hai ngày.
Thay vì chỉ cho trẻ nghe nhạc, tại Phần Lan, trẻ mầm non còn vẽ tranh minh họa theo những bài hát vui nhộn được sáng tác chuyên biệt. Phương pháp “Vẽ bài hát” khuyến khích trẻ sáng tạo, tập trung, giao tiếp và hợp tác; khuyến khích trẻ khai phá, thể hiện và hình ảnh hóa cảm xúc, suy nghĩ của mình một cách tự nhiên, sinh động.
Mới đây, các chuyên gia giáo dục mầm non của Phần Lan đã có mặt tại Việt Nam để chia sẻ về phương pháp giáo dục này. Bà Minna, người sáng lập phương pháp giáo dục LauLau, cho hay: "Laulau Learning là một phương pháp mà chúng tôi kết hợp giữa hát, vẽ, vận động và kể chuyện. Trẻ được học tập qua nghệ thuật không phải ngày một ngày hai, mà là cả quá trình. Quá trình ấy người lớn dẫn dắt nhưng trẻ em lại được làm chủ. Các em sẽ tự chủ lĩnh hội và phát huy hết sự sáng tạo của bản thân trong giờ học nên trẻ sẽ rất thích thú".
Cô giáo Phạm Thị Thanh Huyền, Hệ thống mầm non Phần Lan, cho biết: "Mình đang cảm thấy khá là thú vị. Bởi vì như cô nói, khi dạy trẻ thì mình hay nói nào các con cầm bút lên, các con vẽ vòng tròn đi, mình sẽ vẽ ông mặt trời. Nhưng cô giáo thì lại nói với các con là hãy khởi động tay đi, hãy giơ ngón tay lên sau đó thì dùng ngón tay để vẽ các tia nắng, thì mình cảm thấy đây là phương pháp rất hay, khiến trẻ cảm thấy rất vui và cảm thấy đang được chơi với các ngón tay của mình".
Cô giáo Đặng Cẩm Tú, Trường mầm non Vinschool Green Bay, cho hay: "Là một người làm giáo dục, tôi thường được biết các phương pháp giáo dục tách riêng giữa âm nhạc và tạo hình. Tuy nhiên, với phương pháp giáo dục này, sự kết hợp rất tuyệt vời giữa âm nhạc và tạo hình sẽ giúp các em bé của chúng ta có những kỹ năng và những cảm xúc xã hội rất tốt".
Theo PGS.TS Vũ Thị Tú Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên, Bộ Giáo dục và Đào tạo: "Trong bối cảnh đổi mới giáo dục, Việt Nam đang được tiếp cận với rất nhiều mô hình giáo dục của các nước. Không phải ai cũng có năng khiếu âm nhạc, không phải thầy cô nào cũng hát hay múa giỏi nhưng mà tình yêu cho trẻ thì ai cũng có. Tôi nghĩ rằng những người quản lý giáo dục mầm non cũng cần phải có cái nhìn rất mới mẻ để có thể đồng hành cùng các thầy cô. Từ đó, lĩnh hội những cái mới và chia sẻ niềm vui chiếm lĩnh cái mới với phụ huynh và hướng đến con trẻ".
Sáng 20/12, Trường Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học Lorraine (Cộng hòa Pháp) tổ chức Hội thảo quốc tế về Toán ứng dụng và Khoa học máy tính năm 2024.
Từ 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép các trường phổ thông được xây cao không quá 5 tầng, thay vì 3 tầng như hiện nay nhằm giải quyết bài toán quá tải sĩ số, thiếu lớp học.
Với mong muốn hỗ trợ Việt Nam phát triển tài năng trẻ, từ năm 2025, 15 suất học bổng toàn phần của Hàn Quốc trị giá 25 triệu won/học bổng (tương đương với khoảng 440 triệu đồng), sẽ được trao mỗi năm cho các sinh viên xuất sắc của ba đại học top đầu của Việt Nam là: Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh và Đại học Duy Tân.
Sáng 20/12, Quận ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam quận Ba Đình tổ chức gắn biển công trình Trường THCS Nguyễn Trãi.
Sáng 20/12, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức lễ gặp mặt các đội tuyển học sinh giỏi TP. Hà Nội tham dự Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia bậc THPT, năm học 2023-2024.
Năm học 2024 - 2025, ngành giáo dục Thủ đô chú trọng nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên; thực hiện giáo dục kỹ năng công dân số cho học sinh theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thông qua tổ chức nhiều chuyên đề, hội giảng nhằm bồi dưỡng đội ngũ nâng cao trình độ công nghệ thông tin.
0