Đề án 1 triệu căn nhà ở XH vướng ba vấn đề
Để hiện thực hóa mục tiêu này, Bộ Xây dựng đang tiếp tục đôn đốc và giao chỉ tiêu cụ thể cho từng tỉnh, thành.
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản, nhà ở xã hội là vấn đề “nóng” và bức thiết, bởi đây là phân khúc bất động sản đáp ứng nhu cầu ở thực thay vì các sản phẩm phục vụ đầu tư, đầu cơ.
Vướng mắc đầu tiên là quỹ đất, muốn phát triển nhà ở xã hội thì phải có đất sạch, đã hoàn thành giải phóng mặt bằng và có kết nối đồng bộ hạ tầng tại khu vực có đủ tiện ích cũng như cơ hội việc làm cho người dân. Quỹ đất nhà ở xã hội hiện tại chủ yếu là "quỹ đất 20%" trong các dự án nhà ở thương mại mà trong nhiều trường hợp, quỹ đất này chỉ nằm trên giấy.
Vấn đề thứ 2 là thể chế, chính sách. Thủ tục pháp lý đầu tư nhà ở xã hội hiện nay phức tạp, rối rắm hơn cả nhà ở thương mại.
Vấn đề bức thiết thứ 3 là nguồn vốn vay ưu đãi. Việc giải ngân gói tín dụng ưu đãi 120.000 tỷ đồng cho phát triển nhà ở xã hội là quá chậm.
TS. Nguyễn Trí Hiếu, Viện trưởng Viện nghiên cứu và phát triển thị trường tài chính và bất động sản toàn cầu, cho rằng trước một loạt các khó khăn hiện hữu, để thực hiện được mục tiêu xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội thì nguồn vốn để tài trợ cho dự án này phải là nguồn vốn dài hạn, trong khi hiện nay, phần lớn nguồn vốn huy động của ngân hàng là vốn ngắn hạn. Vì vậy, vấn đề đầu tiên của hệ thống tài chính ngân hàng Việt Nam là phải có nguồn vốn dài hạn.
Nhiều chuyên gia đề xuất các ngân hàng phải thay đổi phương pháp trả nợ, phải có phương pháp trả nợ như ở các nước tiên tiến là trả nợ trong thời gian dài hạn, lãi suất cố định. Chính phủ phải có chương trình ưu đãi, như cách đây hơn 10 năm có gói tín dụng 30.000 tỷ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) giao cho các ngân hàng cho vay với lãi suất 5%, các ngân hàng vay lại của NHNN 3%, được hưởng chênh lệch 2%.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu các cơ quan, đơn vị và địa phương tập trung giải quyết dứt điểm các tồn tại, sớm hoàn thành, đưa vào sử dụng các dự án, công trình tồn đọng để tránh lãng phí nguồn lực đất đai.
Theo báo cáo của Sở Xây dựng, thành phố hiện có 69 dự án nhà ở xã hội đã và đang triển khai; trong đó, từ năm 2021 đến nay đã hoàn thành khoảng 0,64 triệu m² sàn nhà ở xã hội, hơn 10.270 căn hộ.
Sáng 16/11, Đài Hà Nội đã chủ trì tổ chức diễn đàn với chủ đề "Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển". Thông qua diễn đàn, Đài Hà Nội mong muốn tập hợp ý kiến của các nhà quản lý, nhà nghiên cứu và các chuyên gia thành một tài liệu tham vấn quan trọng để chuyển cho các cơ quan hữu quan của Chính phủ, hướng đến mục tiêu lý tưởng "mọi người dân đều có nhà để ở".
25 lô đất tại xã Đỗ Động, huyện Thanh Oai hôm nay đã được đưa ra đấu giá. Không còn cảnh đông kỷ lục như cách đây hơn 3 tháng, nhưng giá trúng vẫn khiến nhiều người phải giật mình. 2 lô đất có giá trúng cao nhất lên tới 90,3 triệu đồng/m2. Lô thấp nhất chỉ bằng một nửa 45,3 triệu đồng/m2.
Sáng nay, 16/11, Đài Hà Nội tổ chức diễn đàn “Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển”.
Sáng 16/11, Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội đã chủ trì tổ chức diễn đàn với chủ đề: “Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển” với sự tham dự của các nhà quản lý, nhiều chuyên gia đầu ngành về kinh tế, pháp lý và bất động sản. Đây là cũng vấn đề được Đài Hà Nội kiên trì thực hiện qua tuyến bài “Nhà để ở, không phải để đầu cơ’’ với mong muốn phát triển thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, an toàn và bền vững.
0