Để học sinh thêm yêu Tết cổ truyền, văn hóa Việt

Trực tiếp tham gia gói những chiếc bánh chưng nhỏ xinh hay viết mực tàu trên giấy đỏ là các hoạt động mà nhiều trường học đưa vào trong chương trình ngoại khóa nhân dịp Tết đến xuân về để các em học sinh có thể hiểu thêm về các nét văn hóa Tết cổ truyền dân tộc.

Giáo dục cho trẻ nhỏ về Tết cổ truyền, việc làm này không chỉ giáo dục cho trẻ em nét đẹp truyền thống mà còn tăng thêm tính trải nghiệm cho các em về tết cổ truyền của dân tộc ta, là cơ hội để gắn kết giữa phụ huynh và học sinh, giữa gia đình và nhà trường.

Lá dong, gạo nếp, đậu xanh và thịt lợn… được tham gia vào các công đoạn chuẩn bị, gói bánh chưng dưới sự trợ giúp của ông bà, bố mẹ và cô giáo, các em bé tại trường mầm non sao mai (quận Ba Đình) đều tỏ ra vô cùng thích thú và hứng khởi.

Chị Lương Thị Bích Liên - Phụ huynh học sinh chia sẻ, hoạt động đã tạo hứng thú cho các con nhỏ cũng như phụ huynh chúng tôi. Qua hoạt động này, các con rất hào hứng và được biết thêm về phong tục của người dân Việt Nam dịp Tết Nguyên đán, với các hoạt động như gói bánh chưng, lễ hội áo dài...

Để học sinh thêm yêu Tết cổ truyền, văn hóa Việt

Trong nhiều năm qua, việc học tập gắn với các hoạt động trải nghiệm đã được các trường học chú trọng. Những ngày giáp Tết Nguyên đán, rất nhiều hoạt động trải nghiệm ý nghĩa cho học sinh, thiếu nhi gắn với Tết cổ truyền được các nhà trường tổ chức.

Đồng thời, việc cùng con tham gia các hoạt động hướng về tết truyền thống cũng là dịp để phụ huynh hiểu hơn về vai trò của các hoạt động giáo dục trải nghiệm, từ đó phụ huynh cũng gắn kết với nhà trường hơn.

Bà Nguyễn Thanh Hương - Hiệu trưởng Trường Mầm non Sao Mai, quận Ba Đình, Hà Nội cho biết, nhà trường luôn có sự kết nối với các bậc cha mẹ học sinh nhằm có các mối quan hệ thân thiết giữa nhà trường với các bậc phụ huynh. Lễ hội gói bánh chưng ngày hôm nay cũng là một hoạt động nhằm mục đích như vậy, khi mà phụ huynh cùng các cô và các con được trải nghiệm gói bánh chưng sẽ giúp cho các con có được sự hiểu biết. Thông qua sự hướng dẫn trực quan từ bố mẹ và các cô, thì các con sẽ cảm thấy yêu quý hơn gia đình của mình và yêu thích đến trường hơn.

Phụ huynh tham gia vào hoạt động trải nghiệm cùng các con, thêm gắn kết mối quan hệ giữa Nhà trường và Phụ huyenh

Hòa chung không khí sôi nổi mỗi khi Tết đến, xuân về, trường tiểu học An Hòa (quận Cầu Giấy) cũng đã tổ chức phiên chợ Tết đậm chất xưa. Các tiểu cảnh, gian hàng đều trang trí theo phong cách cổ truyền, các em học sinh có cơ hội cảm nhận hương vị ngày Xuân, được rèn luyện kỹ năng ngôn ngữ, tư duy sáng tạo thông qua việc mua sắm mặt hàng mình yêu thích, được xem ông đồ viết thư pháp và xin chữ đầu năm.

Học sinh Trương Gia Linh - Lớp 4C Trường Tiểu học An Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội chi sẻ: "Con cảm thấy rất vui vì nhà trường mỗi năm một lần đã tổ chức cho bọn con có thể hiểu được rằng, trong hội chợ sẽ được mua những gì và sẽ diễn ra như thế nào."

Thông qua hoạt động hội chợ xuân, nhà trường cũng lồng ghép “văn hóa chào hỏi”, một trong những nội dung của Quy tắc ứng xử nơi công cộng do TP Hà Nội ban hành nhằm giáo dục nếp sống văn minh, kỹ năng giao tiếp, ứng xử trong học đường cũng như nơi công cộng cho các em.

Thông qua hội chợ, nhà trường cũng lồng ghép “văn hóa chào hỏi” để các bạn nhỏ rèn luyện kỹ năng giao tiếp ứng xử nơi công cộng.

Bà Nguyễn Công Thị Thu Huyền - Hiệu trưởng Trường Tiểu học An Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội chia sẻ, qua hội chợ các con sẽ rèn dược kỹ năng sống, sự gắn bó. Các con có thể đến trải nghiệm cũng như rèn nết chào hỏi.

Một mùa xuân mới đang về, việc đa dạng hóa các hình thức, nội dung giáo dục về chủ đề Tết Việt đã và đang được các trường học triển khai một cách phù hợp, linh hoạt.

Những chuyên đề giáo dục đó giúp thế hệ trẻ hôm nay thêm trân trọng Tết, thấy được giá trị của truyền thống để từ đó có ý thức gìn giữ, phát huy tốt hơn những giá trị tốt đẹp trong Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chiếc huy hiệu “Chiến sĩ Điện Biên Phủ” là một trong số nhiều kỷ vật gắn với Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm. Ra đời giữa chiến dịch và là phần thưởng cho các chiến sĩ Điện Biên, chiếc huy hiệu ghi dấu một mốc son trong lịch sử dân tộc.

7h45 ngày 07/5/2024, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm trọng thể 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ "Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" chính thức bắt đầu.

Trong những ngày này, đông đảo người dân, du khách và bạn bè quốc tế đã có mặt tại thành phố Điện Biên.

Sáng nay (6/5), Ban Văn hóa - Xã hội HĐND Thành phố Hà Nội đã giám sát chuyên đề việc thực hiện các quy định pháp luật về hoạt động quảng cáo trên địa bàn quận Đống Đa.

Làng Kim Liên thuộc phường Phương Liên, quận Đống Đa, Hà Nội nổi tiếng với di tích lịch sử Đình Kim Liên - một trong Tứ trấn Thăng Long xưa và cũng là Di tích quốc gia đặc biệt. Tuy nhiên, có lẽ ít ai biết được rằng nơi đây có làng nghề truyền thống với lịch sử hàng trăm năm làm nghề cắt tóc mà nhiều người vẫn thường gọi vui là nghề “vít đầu thiên hạ”.

Lịch sử Việt Nam có lượng thông tin lớn trong khi thời lượng giảng dạy trên trường, lớp khá ngắn, dẫn đến nhiều học sinh không hứng thú. Một số nhà sáng tạo nội dung trên nền tảng Tiktok đã phát triển các video chia sẻ kiến thức lịch sử một cách thú vị.