Đề nghị thêm Ngoại ngữ vào kỳ thi đánh giá năng lực
Ngày 28/2 vừa qua, Ban Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội do Giám đốc Lê Quân chủ trì đã có buổi làm việc với Trung tâm Khảo thí, Đại học Quốc gia Hà Nội về kế hoạch tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực và định hướng phát triển 2025-2030, tầm nhìn đến 2045.
Tại đây, ông Lê Quân đã đưa ra đề nghị thêm môn Ngoại ngữ vào kỳ thi đánh giá năng lực từ năm 2025 trở đi. Trung tâm Khảo thí sẽ phối hợp với trường Đại học Ngoại ngữ và Đại học Quốc gia Hà Nội để đưa ra phương án tốt nhất cho thí sinh.
Hiện nay, bài thi HSA được làm trên máy tính, gồm ba phần với các câu hỏi trắc nghiệm khách quan (lựa chọn đáp án), câu hỏi điền đáp án ở lĩnh vực Toán học (50 câu, 75 phút), Văn học - Ngôn ngữ (50 câu, 60 phút), Khoa học tự nhiên - xã hội (50 câu, 60 phút).
Tuy nhiên, vì không có môn Ngoại ngữ nên các trường như Đại học Ngoại ngữ chưa thể sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực một cách độc lập mà phải kết hợp với điểm thi tốt nghiệp THPT môn này để xét tuyển.
Ông Lê Quân cũng đề nghị từ năm 2025, Trung tâm Khảo thí tăng số đợt thi và thời gian mở cổng đăng ký thi cho thí sinh, cho phép thí sinh tham gia thi nhiều lần với nhiều lựa chọn khác nhau. Điều này là phù hợp vì từ năm 2025, kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ có nhiều thay đổi đáng kể về môn thi, theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Tại buổi làm việc cùng các chuyên gia về công nghệ thông tin, Ban Giám đốc cũng yêu cầu tăng cường các công tác đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất để đảm bảo chất lượng của kỳ thi này nhằm cải thiện tình trạng quá tải và nghẽn mạng do lượng truy cập quá lớn.
Bộ Giáo dục hiện đang dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp với ngành Y và Sư phạm, cho rằng điểm này không sát yêu cầu chất lượng mà còn tính toán vất vả.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non.
Dù đang trong thời gian của học kỳ I năm học 2024-2025, nhưng nhiều trường tư thục tại Hà Nội như: Nguyễn Siêu, Archimedes, Ngôi sao Hà Nội,… đã bắt đầu triển khai công tác tuyển sinh, công bố các thông tin tuyển sinh cho năm học tiếp theo 2025-2026 tới người học và phụ huynh học sinh.
Bộ GD-ĐT đang lấy ý kiến Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Bộ GD-ĐT dự kiến cơ sở đào tạo có thể tổ chức xét tuyển sớm.
Dự thảo sửa đổi Quy chế tuyển sinh đại học 2025 đang được lấy ý kiến với nhiều điểm thay đổi. Trong đó quy định siết xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu khiến các trường gặp khó trong tuyển sinh.
Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế tuyển sinh trình độ đại học, cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non, dự kiến sẽ áp dụng từ năm 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã bổ sung nhiều điểm mới về xét tuyển sớm, đặc biệt là quy định các trường đại học không được dành quá 20% chỉ tiêu để xét tuyển sớm, riêng xét học bạ phải dùng điểm cả năm lớp 12.
0