'Đề văn năm nay cho học trò thể hiện cái tôi'
Tiến sĩ Trịnh Thu Tuyết nhận định: "Đề văn năm nay về cơ bản là vừa sức với học trò, không có bất thường, không có đánh đố nhưng có tính phân loại cao. Tất cả các câu hỏi của cả hai phần nghị luận văn học và nghị luận xã hội đều hướng đến hai yêu cầu cơ bản: yêu cầu đọc hiểu và yêu cầu viết đoạn văn. Tất cả đều hướng đến kiến thức cơ bản nhất, không làm khó cho học trò".
Nhận xét về đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ Văn, Tiến sĩ Trịnh Thu Tuyết nói: "Riêng năm nay tôi đánh giá rất cao phần nghị luận xã hội trong đề thi tuyển sinh môn Ngữ Văn vào 10 của Sở GD&ĐT Hà Nội. Trước hết là phần chọn ngữ liệu, đây là một trích đoạn trong cuốn sách "Dám bị ghét" rất "hot" bây giờ của hai tác giả Nhật Bản là Kishimi Ichiro và Koga Fumitake do dịch giả Nguyễn Thanh Vân dịch. Ngay từ nhan đề đã mang tính vấn đề rất mạnh mẽ "Dám bị ghét", dám đối kháng, dám thách thức, dám khẳng định cái tôi của mình. Nhan đề "Dám bị ghét" cũng mang tính định hướng: định hướng của sự thách thức, định hướng của việc khẳng định cái tôi của mình, cách sống của riêng mình, hãy là chính mình. Đó là điều tích cực."
Tuy nhiên, nhìn ở góc độ của người ra đề, Tiến sĩ Trịnh Thu tuyết cho rằng đề sẽ ít nhiều chi phối cảm hứng làm bài của học trò. Đặc biệt trong câu hỏi số 2 và số 3: "Theo em, có ích kỉ hay không nếu như chúng ta không sống theo mong muốn của người khác?".
Tiến sĩ Trịnh Thu Tuyết thấy đây là câu hỏi rất hay, mở cho học trò một đáp án rộng, một dư địa để các em thể hiện được cái tôi của mình: "Việc đề cao cái tôi cá nhân là một vấn đề rất thời đại, rất hay. Nhưng vẫn phải cảnh giác trước một điều giữa ranh giới sống theo cái tôi của mình và bất chấp tất cả những mong muốn của mọi người xung quanh, kể cả những người thân yêu nhất của mình. Ranh giới của sự độc lập và sự vị kỉ cá nhân rất mong manh", Tiến sĩ Trịnh Thu Tuyết chia sẻ.
Tiến sĩ Trịnh Thu Tuyết đánh giá rằng, những học trò thông minh nhất, xuất sắc nhất sẽ phát hiện ra những sợi chỉ mong manh ấy. "Các em sẽ thể thể hiện cả quan điểm rất độc lập của mình nhưng đồng thời cũng sẽ điều chỉnh trong cách sống để vẫn là mình mà vẫn không phụ tấm lòng của những người thân yêu. Đó là những trái tim nhân hậu. Bài nghị luận cũng mang đến một thông điệp cho các em học sinh rằng hãy biết cân bằng, bởi cân bằng là sự lựa chọn tốt nhất cho học trò. Đây cũng là câu ghi thang điểm 9 - 10 cho đề thi Ngữ văn năm nay", Tiến sĩ Trịnh Thu Tuyết nói.
Lực lượng cảnh sát giao thông tiếp tục tăng cường công tác phổ biến, hướng dẫn tham gia giao thông an toàn cho học sinh các cấp. Mỗi lứa tuổi, mỗi cấp học là một giáo án, bài giảng phù hợp để tăng tính hấp dẫn đối với các em.
Sáng 20/12, Trường Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học Lorraine (Cộng hòa Pháp) tổ chức Hội thảo quốc tế về Toán ứng dụng và Khoa học máy tính năm 2024.
Từ 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép các trường phổ thông được xây cao không quá 5 tầng, thay vì 3 tầng như hiện nay nhằm giải quyết bài toán quá tải sĩ số, thiếu lớp học.
Với mong muốn hỗ trợ Việt Nam phát triển tài năng trẻ, từ năm 2025, 15 suất học bổng toàn phần của Hàn Quốc trị giá 25 triệu won/học bổng (tương đương với khoảng 440 triệu đồng), sẽ được trao mỗi năm cho các sinh viên xuất sắc của ba đại học top đầu của Việt Nam là: Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh và Đại học Duy Tân.
Sáng 20/12, Quận ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam quận Ba Đình tổ chức gắn biển công trình Trường THCS Nguyễn Trãi.
Sáng 20/12, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức lễ gặp mặt các đội tuyển học sinh giỏi TP. Hà Nội tham dự Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia bậc THPT, năm học 2023-2024.
0