Đề xuất 100.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội

Bộ Xây dựng đang xin ý kiến các bộ, ngành về dự thảo Nghị quyết về nguồn vốn ưu đãi cho phát triển nhà ở xã hội quy mô khoảng 100.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu Chính phủ.
Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration -:-
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time -:-
1x

Mục tiêu của Nghị quyết nhằm đảm bảo nguồn vốn thực hiện Đề án đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp, giai đoạn 2021 - 2030, tạo điều kiện để mọi người có chỗ ở.

Với nguồn vốn tín dụng ưu đãi 100.000 tỷ đồng sẽ dành để Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay mua, thuê mua, xây dựng, cải tạo, sửa chữa nhà ở xã hội; mức lãi suất bằng lãi vay đối với hộ nghèo do Thủ tướng quyết định trong từng thời kỳ. Thời gian giải ngân sẽ tính cho đến khi hết gói tín dụng này (nhưng không vượt quá ngày 31/12/2030).

Việc phân bổ dự kiến được thực hiện như sau: giai đoạn 2025-2029 mỗi năm giải ngân khoảng 16.500 tỷ đồng; riêng năm 2030 khoảng 17.500 tỷ đồng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Gỡ vướng các chính sách, cải cách thủ tục hành chính là những giải pháp cấp thiết để khơi thông các dự án bất động sản chậm tiến độ.

Cơ chế đặc thù là yếu tố then chốt, đẩy nhanh quá trình phê duyệt và giải quyết các vướng mắc pháp lý để thúc đẩy tiến độ các dự án đang trì trệ.

Các cuộc đấu giá đất tại huyện Quốc Oai và Sóc Sơn (Hà Nội) cuối tuần qua đã ghi nhận mức giá trúng cao gấp gần 20 lần mức giá khởi điểm.

Từ 1/4, Nghị quyết 171 được Quốc hội thông qua ngày 30/11/2024 về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại qua thỏa thuận nhận quyền hoặc đang có quyền sử dụng đất có hiệu lực thi hành.

Sở Tài chính TP.HCM đã đề xuất hai phương án cho việc xây dựng trung tâm tài chính sau khi khảo sát và tham khảo ý kiến.

Địa phương có vai trò quan trọng trong việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất - theo quy định tại Điều 123 Luật Đất đai 2024.