Đề xuất bắt buộc xe hợp đồng phải vào bến đón khách

Cục Đường bộ Việt Nam đang tiến hành sửa đổi, bổ sung Nghị định 10/2020 quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó đưa ra nhiều đề xuất nhằm chặn tình trạng xe hợp đồng trá hình ngang nhiên chạy bát nháo khắp các ngõ ngách tại các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.

Theo đó, tại các đô thị loại 1 và loại đặc biệt, xe hợp đồng chở công nhân, chuyên gia được đón trả khách theo địa điểm ghi trong hợp đồng.

Với hợp đồng cá nhân, xe hợp đồng đang chạy trá hình tuyến cố định, sẽ thực hiện đón, trả khách tại bến xe hoặc địa điểm do UBND cấp tỉnh công bố.

Bên cạnh đó, việc bổ sung sửa đổi Nghị định 10 lần này cũng sẽ lượng hóa cụ thể để thuận tiện cho việc xử lý vi phạm bằng quy định: Xe hợp đồng, xe du lịch không được đón trả khách thường xuyên từ 3 ngày liên tiếp trở lên hoặc từ 10 ngày trở lên trong 1 tháng tại trụ sở chính, văn phòng đại diện.

Đề xuất bắt buộc xe hợp đồng phải vào bến đón khách

Theo thống kê của Cục Đường bộ Việt Nam, cả nước hiện có khoảng gần 400.000 xe kinh doanh vận tải khách.

Trong đó, tuyến cố định 17.000 xe và xe hợp đồng chiếm số lượng áp đảo với khoảng 220.000 xe.

Có khoảng 1/4 trong số này, tương đương khoảng 60.000 xe hợp đồng hoạt động trá hình tuyến cố định.

Giữa tháng 11, Bộ Giao thông vận tải công bố kế hoạch tổng kiểm tra công tác quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô của Sở Giao thông vận tải tất cả tỉnh, thành phố trên cả nước.

Các đoàn sẽ kiểm tra hoạt động quản lý xe ô tô kinh doanh của Sở Giao thông vận tải các địa phương trong thời kỳ từ ngày tháng 1/2022 tới thời điểm kiểm tra. Các đoàn hoàn thành việc kiểm tra trước ngày 20/1/2024.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đang đề xuất thực hiện phương án xây dựng các đường hầm đi bộ, phòng trung chuyển và có hai hướng kết nối giữa ga trên cao Cát Linh (tuyến số 2A) và ga ngầm S10 (tuyến số 3) nằm trong phạm vi chỉ giới đường đỏ, thực hiện trên địa bàn quận Ba Đình và Đống Đa.

Quận Tây Hồ vừa tổ chức Đại hội thi đua Quyết thắng lực lượng vũ trang quận giai đoạn 2019 - 2024.

Sáng 10/5, tại Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội, Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội đã tổ chức Hội thi thợ giỏi ngành Công Thương Hà Nội năm 2024. Đây là hoạt động thiết thực chào mừng Tháng Công nhân, đồng thời, thúc đẩy phong trào luyện tay nghề, thi thợ giỏi trong công nhân lao động thành phố.

Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được chính thức công bố. Bản quy hoạch được đánh giá là có ý nghĩa lớn trong việc tạo khí thế mới cho vùng kinh tế có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng để tạo đột phá phát triển nhanh, bền vững cho đất nước.

Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn vừa tổ chức Hội nghị triển khai công tác cải cách hành chính năm 2024 và công bố kết quả đánh giá, chấm điểm cải cách hành chính năm 2023.

Việc cắt tỉa, đốn hạ cây sâu mục trước mùa mưa bão là cần thiết. Nhưng cắt trụi cành, đến mức không còn lại đến một cái lá, thì lại là chuyện bất bình thường. Tại phố Duy Tân, quận Cầu Giấy, hàng chục cây xanh cao lớn đang tỏa bóng mát đã bị xử lý như vậy.