Đề xuất cơ chế đẩy nhanh GPMB để phát triển TOD

“Bổ sung 4 cơ chế quản lý thực thi, điều chỉnh 5 thẩm quyền cho TP. Hà Nội và TP.HCM”, đó là ý kiến được Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hiếu - Trường Đại học Việt Đức đưa ra tại Hội thảo “Phát triển hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh” sáng nay. Phát biểu đã nhận được sự đồng tình của nhiều chuyên gia, cơ quan quản lý.

Công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) đủ, đúng, kịp thời, hợp lý, là nội dung cần được quan tâm chú trọng để phát triển hệ thống đường sắt đô thị, phù hợp với định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045, đề ra mục tiêu hoàn chỉnh mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh vào năm 2035.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông phát biểu khai mạc phiên họp.

Theo Ts. Nguyễn Ngọc Hiếu - Trường Đại học Việt Đức: "GPMB - quy hoạch xây dựng đường sắt cần đi liền với quy hoạch đô thị. Đây không phải là việc ngày một ngày hai, mà cần có tiến trình bài bản, cụ thể, khoa học. Qua nghiên cứu và từ thực tiễn nước ta, chúng tôi đề xuất giải pháp nhằm đẩy nhanh GPMB, đáp ứng tiến độ xây dựng đướng sắt đô thị. Thứ nhất, chiến lược quy hoạch và đất đai cần linh hoạt theo khu vực: Nội đô lâu dài, hạn chế đền bù. Ngoại vi sớm và nhanh - xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược. Thu lại giá trị gia tăng theo 4 lớp không gian, đáp ứng nhu cầu người dân. Bổ sung 4 cơ chế quản lý thực thi. Và bổ sung, điều chỉnh 5 thẩm quyền cho 02 thành phố".

Ts. Nguyễn Ngọc Hiếu - Trường Đại học Việt Đức đóng góp cho quy hoạch

Phát tiển đô thị theo định hướng của mô hình TOD là một định hướng hoàn toàn đúng, nhưng đi vào thực hiện cụ thể sẽ là cả một quá trình phức tạp. Khó khăn nhất vẫn là nguồn lực tài chính nào để thực hiện và sự đồng thuận của cộng đồng các cư dân đô thị hiện hữu.

Cũng theo Tiến sĩ Hiếu, điều cần thiết lúc này là sự quyết liệt của các cấp chính quyền: “các cấp chính quyền là cơ quan chịu trách nhiệm thì cũng phải cho phép người ta có những quyền lực xứng đáng.

Sự vào cuộc quyết liệt và có cơ chế rõ ràng, hợp lý ngay từ đầu của các cấp sẽ góp phần đẩy nhanh tiến độ GPMB một cách đúng, đủ, hợp lý; đáp ứng được các tiêu chí cần thiết là hiệu quả lâu dài bền vững, mang lại bộ mặt mới khang trang cho đô thị và quan trọng nhất là tạo được sự đồng thuận trong cộng đồng…”

Hiện nay, Theo Khoản 4 Điều 18 Luật quy hoạch, để lập quy hoạch cấp tỉnh (VD thủ đô Hà Nội) cần phải qua 9 bước, tuy nhiên để đẩy nhanh tiến độ đền bù giải phóng mặt bằng cần tiến hành song song các bước, và Luật thủ đô sửa đổi phải cho phép việc này.

Nếu không có một cơ chế riêng, linh hoạt đối với dự án TOD được phản ánh trong Luật quy hoạch, sẽ khó tìm ra giải pháp đạt được tiến độ hoàn thành GPMB trong thời hạn yêu cầu.

Kết thúc phiên thảo luận, nhiều đại biểu dự hội thảo cũng đồng thuận với ý kiến trên.

Trong phiên buổi chiều, dự kiến thảo luận chi tiết về quyền sử dụng đất, không gian ngầm, khoảng không trên cao thông qua đấu giá, cho thuê quyền sử dụng đất, không gian ngầm và khoảng không trên cao thông qua đấu thầu.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 15/5, phát biểu bế mạc Kỳ họp thứ 16 (Kỳ họp chuyên đề) HĐND TP khóa XVI, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn nhấn mạnh, Kỳ họp đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và xem xét nhiều Nghị quyết quan trọng.

Sáng 15/5, tại phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nhiều ý kiến đã đề cập đến các giải pháp tăng cường công tác thanh tra, giám sát thị trường vàng, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Hiện cả nước có 214 trung tâm đăng kiểm mở nhận lịch hẹn đăng kiểm trên app. Trong đó, Hà Nội có 24 đơn vị, Thành phố Hồ Chí Minh có 17 đơn vị.

Ngày 14/5, UBND tỉnh Đồng Nai cho biết đã có văn bản kiến nghị Chính phủ lựa chọn phương án mở rộng cao tốc từ Thành phố Hồ Chí Minh đến huyện Long Thành lên 10 làn xe.

Hệ thống cân tự động sẽ được lắp đặt trên tuyến cao tốc Bắc - Nam, dữ liệu từ các trạm cân được lực lượng chức năng dùng để xử phạt nguội hành vi chở quá tải.

Triển khai Kế hoạch số 172/KH-CAHN, Phòng Cảnh sát giao thông - CATP Hà Nội thành lập 5 tổ công tác liên quân, tập trung xử lý các vi phạm là nguyên nhân chính dẫn đến ùn tắc và tai nạn giao thông.