Đề xuất công bố xếp hạng chung cư trước khi bán
Theo quy định hiện hành, chung cư được phân hạng A, B, C dựa trên bốn nhóm tiêu chí gồm quy hoạch - kiến trúc; hệ thống, thiết bị kỹ thuật; dịch vụ, hạ tầng xã hội; chất lượng quản lý, vận hành.
Tuy nhiên, phần lớn chung cư đều được chủ đầu tư tự phong và phân hạng theo giá bán. Chẳng hạn chung cư cao cấp hay hạng A từ 60 đến 100 triệu đồng một m2, trung cấp (hay hạng B) 45-60 triệu đồng mỗi m2, còn căn hộ bình dân 20-30 triệu đồng một m2.
Song, thực tế, có căn hộ hạng C tại các thành phố lớn được rao bán lên tới 60 triệu đồng một m2.
Thành phố Đà Nẵng vừa có quyết định quy định về điều kiện được thuê, mua nhà ở xã hội theo hướng mở rộng thêm về đối tượng, để người dân có nhiều cơ hội tiếp cận nhà ở xã hội.
Tăng thêm nguồn cung, đặc biệt là mở rộng phân khúc nhà ở thương mại bình dân, phát triển nhà ở xã hội tiếp tục là giải pháp quan trọng góp phần bình ổn thị trường bất động sản hiện nay. Nhà ở giá rẻ, vừa túi tiền cũng tạo cơ hội để nhiều người có thêm cơ hội sở hữu nhà ở, góp phần ổn định an sinh xã hội.
Báo cáo của Bộ Xây dựng cho thấy, trong quý III, lượng hàng tồn kho chung cư, nhà ở riêng lẻ, đất nền lên gần 26.000 sản phẩm.
Hội Môi giới bất động sản khẳng định những hành vi gây nhiễu loạn thông tin thị trường chỉ đến từ cá nhân một số môi giới tự do, không có chứng chỉ hành nghề và năng lực yếu kém.
Nhiều căn nhà phố tại Hà Nội hiện đang được rao bán gần 1 tỷ đồng/m².Mặc dù giá rao bán đang ở mức rất cao, vẫn chưa có dữ liệu về lượng giao dịch thực tế phân khúc nhà phố tại Hà Nội.
Để thị trường bất động sản trở lại minh bạch thì thuế là một công cụ nhưng nếu áp dụng cần lộ trình rõ ràng, phù hợp. Điều này rõ ràng cần thời gian và sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Để kiểm soát giá nhà đất, hạn chế đầu cơ, nhiễu loạn thị trường thì việc lập lại trật tự trong hoạt động môi giới sẽ là việc cần phải làm ngay.
0