Đề xuất công đoàn tham gia xây nhà xã hội cho công nhân

Liên quan đến việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi, đa số ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành phương án Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là cơ quan chủ quản dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê (khoản 4, điều 80).

Công đoàn Việt Nam là tổ chức đại diện cho quyền, lợi ích của người lao động, nên giao cho tổ chức Công đoàn làm cơ quan chủ quản dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân là phù hợp với chức năng và nhiệm vụ. Đây là điều cần thiết nhằm bảo đảm an sinh xã hội cho công nhân trong bối cảnh nguồn lực nhà nước còn hạn chế, các doanh nghiệp chưa mặn mà đầu tư nhà ở xã hội. Tuy nhiên, để đảm bảo tính khả thi, tổ chức công đoàn cần có các giải pháp cân đối nguồn lực, do đây là dự án nhà ở cho thuê, vốn đầu tư lớn nhưng thời gian thu hồi vốn dài. Được biết, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đã hoàn thành việc đầu tư thí điểm khu thiết chế Công đoàn tại KCN tỉnh Hà Nam với 244 căn hộ cho công nhân thuê, đạt tỉ lệ lấp đầy 100% và khẳng định được năng lực tổ chức.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhà nước sẽ thu hồi sổ đỏ của người dân trong trường hợp được cấp không đúng thẩm quyền, sai về diện tích đất hoặc người sử dụng.

Dự án Siêu thị thương mại dịch vụ Bắc Qua nằm trên khu đất vàng rộng gần 2.300m2 tại số 19 Hàng Khoai, phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm dù được khởi công từ năm 2011, dự kiến hoàn thành vào Quý I/2013, nhưng cho đến nay dự án vẫn còn vướng mắc nhiều vấn đề pháp lý và chưa thể đi vào hoạt động.

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành các quyết định điều chỉnh quy hoạch phân khu đô thị ở quận Thanh Xuân và huyện Đan Phượng.

Chiều nay (17/5), tại cuộc họp về Đề án đầu tư xây dựng một triệu căn hộ nhà ở xã hội đến năm 2030, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã yêu cầu doanh nghiệp, chủ đầu tư phải công khai thông tin về dự án nhà ở xã hội.

Từ năm 2024 đến 2026, thị trường bán lẻ Hà Nội sẽ đón lượng lớn nguồn cung khi bốn trung tâm thương mại và khối đế sẽ được xây dựng, cung cấp thêm cho thị trường 230.000 m2 mặt bằng, chủ yếu ở phía tây Thủ đô.

Hà Nội có lượng lớn quỹ nhà, đất chuyên dùng thuộc sở hữu nhà nước nhưng hiện bị bỏ hoang hoặc cho thuê trái phép gây lãng phí, thất thoát. Theo Sở Xây dựng, hiện nay Sở đang tham mưu UBND Thành phố phương án khai thác hiệu quả quỹ nhà đất này.