Đề xuất định danh tài khoản mạng xã hội

Bộ Thông tin và Truyền thông đang lấy ý kiến nhân dân về dự thảo nghị định thay thế Nghị định số 72 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng. Một trong những nội dung được dư luận quan tâm, đó là quy định về xác thực tài khoản người dùng mạng xã hội thông qua số điện thoại di động tại Việt Nam.

Cụ thể, tất cả chủ tài khoản mạng xã hội là cá nhân hay tổ chức sẽ phải thực hiện định danh thông qua việc cung cấp thông tin của bản thân, như tên thật, số điện thoại, địa chỉ email hoặc giấy tờ tùy thân để chứng minh danh tính của mình.

Việc này được áp dụng cho cả mạng xã hội trong nước và xuyên biên giới, gồm: Facebook, YouTube, TikTok, Twitter... Các tài khoản mạng xã hội không định danh sẽ bị đấu tranh, ngăn chặn, xử lý với các mức độ khác nhau.

Hiện nay, hơn 73% dân số Việt Nam đang sử dụng mạng xã hội, trong đó thời gian sử dụng trung bình mỗi ngày là 2 giờ 25 phút, thuộc top 20 toàn cầu. Điều này có nghĩa gần như mọi hoạt động của đời thực đều hiện hữu trên không gian mạng.

Việc định danh tài khoản trên mạng xã hội được cho là cần thiết.

Theo số liệu của công ty nghiên cứu thị trường công bố năm 2020, hơn 3/10 người dùng khu vực châu Á, Thái Bình Dương thừa nhận đang sử dụng tài khoản mạng xã hội không dùng tên và ảnh thật. Nhiều người đã lợi dụng việc ẩn danh này trên không gian mạng để đăng những thông tin giả, những nội dung phản cảm, công kích bắt nạt người khác hay nghiêm trọng hơn là đánh cắp tài khoản và lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Chính vì vậy, việc đề xuất định danh tài khoản trên mạng xã hội được nhiều người dân quan tâm.

Những năm gần đây, mạng xã hội ngày càng phát triển tại Việt Nam, bên cạnh những lợi ích tích cực mà nó mang lại thì cũng kéo theo không ít hệ lụy. Theo số liệu của Bộ Công an, năm 2023, người dân Việt Nam bị lừa đảo trực tuyến khoảng 8.000 - 10.000 tỷ đồng.

Trong Hội thảo “Việt Nam và Israel phòng chống bắt nạt trên môi trường mạng” do Đại sứ quán Israel tại Việt Nam và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức, cứ 10 người dùng internet tại Việt Nam thì có hơn 5 người liên quan đến các hành vi bắt nạt. Vì vậy, theo PGS.TS Bùi Thị An, Đại biểu Quốc hội khóa XIII việc siết chặt quản lý, để môi trường mạng thực sự lành mạnh là điều cần thiết.

"Tôi rất đồng tình với đề xuất của Bộ Thông tin và Truyền thông vì thực ra mà nói, quyền tự do của mình có thể phát thông tin và tiếp cận thông tin nhưng phải có trách nhiệm với nó. Trong giai đoạn vừa rồi phải nói có rất nhiều trên mạng xã hội những thông tin sai sự thật, lan truyền ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của xã hội, đặc biệt là thế hệ trẻ." PGS.TS Bùi Thị An cho biết thêm.

Tuy nhiên, việc thực hiện đề xuất này sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia an ninh mạng, việc thực hiện đề xuất này sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

TS Đặng Minh Tuấn, Viện trưởng viện nghiên cứu ứng dụnh công nghệ CMC cho biết: "Một trong những khó khăn đó là nền tảng mạng xã hội phổ biến hiện nay đều do nước ngoài họ phát triển, các đề tài này phần lớn đều dưới sự quản lý của nước ngoài cho nên nó sẽ gặp những khó khăn trong việc áp dụng các quy định của mình vào và thứ hai nữa là một số các nền tảng chính sách của họ chưa phù hợp với các quy định ở Việt Nam."

Theo TS Phạm Ngọc Linh, chuyên gia xã hội, bên cạnh những giải pháp quy định cả về kỹ thuật, pháp lý cần phải chấn chỉnh và xử lý kịp thời những vi phạm trên không gian mạng. Việc xây dựng ý thức cho người dùng là một phần vô cùng quan trọng trong việc xây dựng không gian mạng xã hội an toàn và văn minh. Đã đến lúc chúng ta nên tư duy có một danh tính và nhân cách thực sự của chính những tài khoản mạng xã hội mà chúng ta đang sử dụng, bởi những hành vi và lời nói trên không gian mạng sẽ gắn với trách nhiệm của mỗi chúng ta.

Có rất nhiều ý kiến xoanh quanh việc đề xuất định danh tài khoản mạng xã hội. Dù đồng tình hay không thì xét về thực tế hiện nay, việc định danh này là cần thiết. Mặc dù đây là một hành trình đầy khó khăn và thách thức nhưng sẽ là tiền đề để tạo nên một môi trường mạng văn minh, lành mạnh.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch sẽ tổ chức một số chương trình nghệ thuật nhằm quyên góp, ủng hộ đồng bào các tỉnh, thành phố miền Bắc chịu thiệt hại nặng nề do bão, lũ gây ra.

Ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới sắp mạnh lên thành bão số 4 khiến nhiều địa phương ở miền Trung bắt đầu có mưa lớn kéo dài.

Bộ GTVT đang lấy ý kiến cho dự thảo Quy định cơ chế, chính sách quản lý giá dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa và giá dịch vụ chuyên ngành hàng không.

Sau những cung đường gập ghềnh đá hộc, sỏi cuội, cheo leo mép vực, thậm chí phải cuốc bộ hàng cây số, kíp phóng viên Đài Hà Nội tiếp cận khu nuôi thủy sản của xã Sàng Ma Sáo, huyện Bát Xát, tỉnh Lài Cai và tận chứng sự tàn phá của mưa lũ, nhiều hộ dân nuôi cá tầm ở đây đã trắng tay, hàng chục tỷ đồng cuốn theo cơn lũ.

Theo Trung tâm khí tượng thuỷ văn Quốc gia, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới/bão, từ ngày 18-20/9, ở khu vực Bắc và Trung Trung Bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến từ 100-300 mm, cục bộ có nơi trên 500 mm.

Hà Nội ngày càng phát triển, kéo theo nhiều vấn đề xã hội, trong đó có giao thông đô thị. Trước tình hình giao thông ngày càng phức tạp, để kiểm soát vi phạm ngay từ sớm, nâng cao ý thức của người dân, công an thành phố đã và đang áp dụng hiệu quả hệ thống camera giám sát giao thông.