Đề xuất kéo dài chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp

Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính (TTHC) Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân (KTTN)- Ban IV vừa kiến nghị Thủ tướng Chính phủ tháo gỡ khẩn cấp hàng loạt khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp trong quá trình phục hồi.

Theo đại diện Ban IV, hầu hết các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nhận định: Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu trong nửa cuối quý IV/2022 và đầu năm 2023 sẽ gặp rất nhiều khó khăn so với kết quả quý III/2022 .

Theo đó, các đơn hàng năm 2023 với nhiều ngành xuất khẩu chủ lực dự kiến sụt giảm nghiêm trọng, đặc biệt ngành dệt may, da giày, nội thất, nhôm công nghiệp, sắt thép, xi măng... Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã phải cắt giảm nhân công, giảm quy mô sản xuất trong các tháng cuối năm 2022.

Theo đại diện Ban IV, hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã phải cắt giảm nhân công, giảm quy mô sản xuất trong các tháng cuối năm 2022. Ảnh minh họa.

Nguyên nhân của sụt giảm đơn hàng chủ yếu do chính sách thắt chặt tiền tệ để chống lạm phát và nguy cơ suy thoái kinh tế tại nhiều quốc gia châu Âu, Mỹ cũng như toàn cầu khiến cầu tiêu dùng và đầu tư (đặc biệt đầu tư lĩnh vực bất động sản trên toàn cầu) giảm mạnh; xu hướng ngày càng gia tăng tần suất các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hóa của Việt Nam, đặc biệt từ phía Mỹ, khiến nhiều doanh nghiệp Việt Nam bị động và gặp nhiều bất lợi trong tiếp cận thị trường. Lý do khiến lĩnh vực xuất nhập khẩu gặp lao đao do chi phí đầu vào cho sản xuất xuất khẩu tại Việt Nam ở mức cao và có xu hướng tiếp tục gia tăng, làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp tại các thị trường quốc tế.

Sức ép này đến từ các yếu tố, đó là do giá dầu thế giới có thể sẽ bị đẩy lên mức cao, tình trạng thiếu hụt xăng dầu tại các trung tâm kinh tế lớn của cả nước như: Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh vẫn chưa được tháo gỡ, khiến chi phí vận chuyển tăng mạnh; tỷ giá USD/VND tăng mạnh, trong bối cảnh trên 90% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam là nhập khẩu nguyên liệu sản xuất, làm tăng chi phí đầu vào; đồng thời kéo theo sức ép lên mặt bằng giá sản xuất trong nước.

Thời gian qua, lãi suất tăng nhanh làm chi phí vốn sản xuất của nhiều doanh nghiệp Việt Nam tăng cao; rủi ro đứt gãy, gián đoạn nguồn cung nguyên vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất vẫn hiện hữu khi Trung Quốc tiếp tục duy trì chính sách “Zero COVID”.

Để hỗ trợ nỗ lực phục hồi của doanh nghiệp, đặc biệt với các doanh nghiệp tư nhân trong nước trong bối cảnh doanh nghiệp đối diện với khó khăn rất lớn về dòng tiền, đại diện Ban IV đề xuất Chính phủ xem xét kéo dài tới hết năm 2023 một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đã phát huy hiệu quả thiết thực trong giai đoạn đại dịch COVID-19, như: Chính sách giảm 2% thuế VAT, chính sách giãn, hoãn áp dụng biểu giá thuê đất mới theo Nghị định số 96/2019/NĐ-CP ngày 19/12/2019 của Chính phủ; các chính sách tín dụng như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ...

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong bối cảnh thị trường giảm cầu, các doanh nghiệp sản xuất rất khó để xây dựng chiến lược dài hạn. Đa dạng hóa sản phẩm, tìm kiếm thị trường mới và mở rộng kênh bán hàng là cách các doanh nghiệp sản xuất đang làm để vượt khó.

Qua giai đoạn khó khăn là giai đoạn phục hồi, nhiều doanh nghiệp trong các ngành sản xuất công nghiệp ghi nhận đơn hàng tăng, đặc biệt là đơn hàng xuất khẩu, tạo đà bứt phá cho cả năm 2024.

Bộ Thương mại Mỹ cho biết chính quyền Tổng thống Joe Biden sẽ cấp cho hãng Samsung của Hàn Quốc 6,4 tỷ USD để mở rộng hoạt động sản xuất chip tại bang Texas. Đây là một phần nỗ lực của chính phủ Mỹ nhằm tăng cường hoạt động sản xuất chip của nước này.

Quý I/2024, bức tranh kinh tế có nhiều tín hiệu tích cực khởi sắc. Để tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp, ngân hàng luôn sẵn sàng nguồn vốn và lãi suất cũng dần có những ưu đãi để kích thích sản xuất. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn gặp phải những “rào cản” khi tiếp cận vốn, cần hơn nữa những biện pháp chủ động, linh hoạt để vốn đến gần hơn với doanh nghiệp.

Hai cổ đông lớn nhất của Novaland, là công ty Novagroup và Diamond Properties đã phải chủ động bán ra lượng lớn cổ phiếu NVL nhằm cơ cấu hỗ trợ nợ vay cho tập đoàn. Với mặt bằng giá cổ phiếu NVL trong hơn một năm rưỡi qua thì ước tính số cổ phiếu “giải cứu" Công ty qua cơn đại khủng hoảng có giá trị tương ứng khoảng 7.000 - 8.000 tỷ đồng

Tháng 3 âm lịch là khoảng thời gian diễn ra nhiều lễ hội truyền thống tại một số địa phương. Trung tâm Xúc tiến thương mại, Du lịch Hà Nội đã phối hợp các quận, huyện thị xã triển khai nhiều chương trình xúc tiến, quảng bá sản phẩm.