Đề xuất khắc nhãn hiệu lên dao có tính sát thương cao
Sản phẩm là dao có tính sát thương cao phải được bọc kín, đóng gói hoặc đóng thùng. Đây là thông tin được nêu trong hồ sơ dự thảo nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ đang được Bộ Tư pháp thẩm định.
Cụ thể, dao có tính sát thương cao được giải thích trong luật là dao sắc, nhọn thuộc danh mục do Bộ trưởng Công an ban hành. Dao có tính sát thương cao sử dụng với mục đích thực hiện hành vi phạm tội, gây rối, làm mất trật tự công cộng hoặc chống đối tổ chức thực hiện nhiệm vụ, người thi hành công vụ, được coi là vũ khí thô sơ. Trường hợp dùng dao có tính sát thương cao phục vụ lao động, sản xuất, sinh hoạt hàng ngày thì không coi là vũ khí.
Trong dự thảo nghị định, Bộ Công an đề xuất nhiều biện pháp nhằm bảo đảm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, xuất, nhập khẩu, vận chuyển, sử dụng dao có tính sát thương cao. Theo đó, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân khi bán, giới thiệu dao có tính sát thương cao tại địa điểm cố định phải cất giữ trong tủ, khay hoặc giá. Nếu bán dao có tính sát thương cao không có địa điểm cố định thì phải có biện pháp cất giữ, bảo quản chặt chẽ, an toàn. Trường hợp xuất khẩu, nhập khẩu dao có tính sát thương cao phải có nguồn gốc, xuất xứ hoặc trên sản phẩm có nhãn hiệu, ký hiệu hoặc tên cơ sở sản xuất. Khi vận chuyển dao có tính sát thương cao để kinh doanh, xuất, nhập khẩu phải đóng gói, chằng buộc chắc chắn, đảm bảo không để rơi, mất, thất lạc trong quá trình vận chuyển. Nếu quá trình sản xuất, kinh doanh dao có tính sát thương cao bị mất, thất lạc thì phải báo ngay cho công an cấp xã nơi đặt trụ sở hoặc cư trú.
Bộ Công an đề xuất cấm mang dao có tính sát thương cao vào khu vực cấm, khu vực bảo vệ, mục tiêu bảo vệ hoặc mang vào nơi công cộng mà không có biện pháp bọc, cất giữ, quản lý, bảo quản an toàn. Để đảm bảo an toàn, cá nhân khi vận chuyển, sử dụng dao có tính sát thương cao trong lao động, sản xuất, sinh hoạt phải có biện pháp quản lý, bảo quản chặt chẽ. Mọi người cần hạn chế việc làm mất, thất lạc dao hoặc để người khác lợi dụng sử dụng vào mục đích trái pháp luật.
Nghị định nếu được thông qua sẽ áp dụng từ 1/1/2026.
Dự án đường Vành đai 2,5 đoạn qua địa bàn phường Định Công, quận Hoàng Mai đã bị chậm tiến độ 10 năm. Thi công dang dở, đoạn đường này đang trở thành nơi đổ rác, khiến người dân nơi đây phải chịu cảnh mưa lầy, nắng bụi.
Một số tuyến phố trung tâm đã được lắp đặt hệ thống đèn tín hiệu dành riêng cho người đi bộ, góp phần làm cho môi trường giao thông Thủ đô thêm an toàn và văn minh, nhất là tại những khu vực thu hút đông du khách.
Thanh tra Chính phủ vừa công bố quyết định thanh tra dự án xây dựng mới cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và dự án đầu tư xây dựng mới cơ sở 2 của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nam).
Theo đề án phát triển mạng lưới đường sắt đô thị Hà Nội, thành phố đặt mục tiêu đến năm 2045 xây dựng 15 tuyến đường sắt đô thị với tổng chiều dài 617 km.
Năm 2024, Sở Công Thương Hà Nội đã thúc đẩy sự phục hồi tích cực của sản xuất công nghiệp, thương mại nội địa, xuất nhập khẩu, đóng góp quan trọng vào mức tăng trưởng kinh tế thành phố.
Chiều 9/1, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Minh Hải đã dự Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ công tác trọng tâm năm 2025 của Sở Tài chính thành phố.
0