Đề xuất nâng chiều cao tập thể Trung Tự lên 48 tầng | Hà Nội tin mỗi chiều

Đề xuất nâng chiều cao tập thể Trung Tự lên 48 tầng; Năm 2023, số tiền người dân bị lừa đảo qua mạng gia tăng… là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Đề xuất nâng chiều cao tập thể Trung Tự lên 48 tầng 

Theo số liệu thống kê của Sở Xây dựng Hà Nội, thành phố có hơn 1.500 chung cư cũ có quy mô từ 2 đến 5 tầng, chủ yếu được xây dựng từ năm 1960 đến cuối những năm 1990, một số nhà được xây dựng từ trước năm 1954. Mật độ xây dựng tại các khu chung cư hầu hết đã tăng gấp đôi so với thiết kế ban đầu, dân cư tăng khoảng 1,5 lần.

Theo khảo sát thì quận Đống Đa hiện có 507 nhà chung cư, tập trung ở 12 khu tập thể lớn có quy mô trên 2 hecta, chiếm 30% số nhà chung cư toàn thành phố. Quận Đống Đa đang lấy ý kiến nhân dân về quy hoạch chi tiết cải tạo, xây dựng lại khu tập thể Trung Tự, tỷ lệ 1/500. Theo thuyết minh, dự kiến quy mô dân số khu tập thể Trung Tự là 8.200 người, vùng phụ cận hơn 4.000 người. Mật độ xây dựng toàn khu giữ nguyên theo quy hoạch phân khu đô thị tỷ lệ 1/2.000 đã được thành phố phê duyệt năm 2012 là 30-60%. Chiều cao tối thiểu sẽ vẫn giữ từ 2 tầng, nhưng đồ án lần này đề xuất chiều cao tối đa nâng gấp đôi số tầng quy hoạch phân khu trước đó, từ 24 lên 48 tầng.

Khu tập thể cũ như Kim Liên, Trung Tự, quận Đống Đa, Hà Nội. Ảnh: Hanoimoi

Từ năm 2005, Hà Nội bắt đầu cải tạo các khu chung cư cũ. Tuy nhiên, do một số vướng mắc và sự thay đổi chính sách nên đến nay mới có 19 dự án hoàn thành, đưa vào sử dụng (chiếm 1,2% tổng số nhà ở chung cư cũ) và 14 dự án đang triển khai. Trong giai đoạn 2021-2025, thành phố lên kế hoạch cải tạo 10 khu chung cư cũ, bao gồm bốn khu nhà cấp D - cấp độ nguy hiểm, nguy cơ sụp đổ, phải di dời khẩn cấp người dân. Trước đây, với đề án cải tạo chung cư cũ, những chủ đầu tư tham gia đề xuất tăng chiều cao công trình để nâng hệ số sử dụng đất. Như khu tập thể Kim Liên nằm trên địa bàn phường Kim Liên và Phương Mai (quận Đống Đa), một tập đoàn đề xuất điều chỉnh mật độ xây dựng toàn khu từ 25,56% lên 36,8% (chỉ tiêu quy hoạch và quy chế cao tầng hiện nay quy định mật độ xây dựng là 25,19%). Chiều cao công trình nâng lên tối đa cao 40 tầng (quy chế là 24 tầng). Diện tích sàn xây dựng hiện trạng hơn 219.000 m2, đề xuất nâng lên hơn 881.000 m2. Hay một đơn vị khảo sát và lập phương án cải tạo khu tập thể Thủy lợi cũng đề nghị UBND thành phố xem xét chấp thuận phương án 2, tức là điều chỉnh tăng chiều cao công trình tối đa 24 tầng lên 35 tầng.

Việc đề xuất tăng số tầng tại các dự án chung cư cũ rõ ràng sẽ góp phần nâng cao hệ số đất đai, tiết kiệm được quỹ đất, song thực tế khó có thể áp dụng, bởi hầu hết các khu tập thể cũ đều nằm ở khu vực nội đô, thường được gọi là các khu “đất vàng”, do vậy theo luật sẽ có hạn chế về chiều cao của các toà nhà. Việc nâng mật độ xây dựng, tăng chiều cao tòa nhà cũng đồng nghĩa tăng số cư dân tập trung tại khu vực, tăng áp lực lên hệ thống giao thông, trường học, dịch vụ… ngay trong vùng nội đô vốn đã quá đông đúc.

Liệt kê một số nguyên nhân chính khiến việc cải tạo, xây dựng lại chung cư, nhà tập thể cũ đang gặp nhiều khó khăn, đó là: do doanh nghiệp đều thiết kế phương án nâng chiều cao xây dựng, tuy nhiên, vấn đề này bị hạn chế bởi Luật Quy hoạch, Luật Thủ đô...; hầu hết hộ gia đình ở những khu tập thể cũ đều cơi nới diện tích ở, khiến cho việc xác định diện tích bồi thường gặp khó khăn; nhiều khu nhà nằm ở vị trí đất "vàng" nên chủ sở hữu đòi mức bồi thường giải phóng mặt bằng rất cao so với thực tế.

Đa số nhà chung cư cũ tập trung tại nội thành, thuộc khu vực hạn chế phát triển về mật độ, tầng cao và đặc biệt là dân số. Việc điều chỉnh quy hoạch thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ. Hiện nay, ngân sách của địa phương còn hạn chế. Nhiều địa phương chưa chủ động bố trí quỹ đất và vốn hỗ trợ lập quy hoạch, giải phóng mặt bằng để tái định cư cũng như đầu tư hạ tầng dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ. Lãnh đạo Bộ Xây dựng cho rằng, Thủ đô Hà Nội là địa bàn đặc thù, vì vậy cần phải có những cơ chế đặc thù trong quá trình triển khai thực hiện. Đã có một số nhà đầu tư sẵn sàng tham gia các dự án cải tạo nhà chung cư cũ. Tuy nhiên, có những quy định của pháp luật không còn phù hợp với thực tiễn, gây cản trở quá trình thực hiện. Do đó, Bộ Xây dựng đề nghị nếu Hà Nội vướng mắc về thông tư, nghị định thì cần sớm đề xuất sửa đổi; vướng mắc về luật thì xin cơ chế đặc thù để thí điểm. Phải khẳng định, việc cải tạo chung cư cũ ở Hà Nội là vấn đề cấp bách, cần phải làm ngay, vừa góp phần làm đẹp bộ mặt đô thị của Thủ đô vừa đảm bảo an toàn cho người dân.

Năm 2023, số tiền người dân bị lừa đảo qua mạng gia tăng

Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an, vừa công bố thông tin: trong năm 2023, tổng số tiền người dân bị các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt trên mạng khoảng 8.000 cho đến 10.000 tỉ đồng, tăng gấp rưỡi so với năm 2022. Dù lực lượng chức năng đã rất nỗ lực, triển khai nhiều giải pháp, nhưng số vụ lừa đảo trên mạng ở Việt Nam vẫn tăng.

Kể từ thời điểm bùng phát đại dịch Covid -19, xu hướng làm việc online bắt đầu phổ biến, tình hình tội phạm lừa đảo qua mạng phức tạp lên. Đầu tư chứng khoán, đầu tư vàng, tiền ảo, cùng nhiều mô hình kinh doanh trên mạng xã hội bị tội phạm triệt để lợi dụng. Những nhóm đối tượng tội phạm xuyên quốc gia giăng các kịch bản lừa đảo có nghiên cứu tâm lý từng nạn nhân. Hoạt động lừa đảo hiện tại hoạt động theo mô hình như các công ty, với rất đông nhân viên, có thể vài chục hoặc hàng trăm nhân viên.

Theo Bộ Công an, tình trạng lộ, mua bán thông tin cá nhân vẫn diễn ra. Mặc dù các bộ, ngành đã có nhiều nỗ lực nhưng vẫn còn tình trạng sim điện thoại không chính chủ, tài khoản ngân hàng không chính chủ; giao dịch tiền điện tử, tiền ảo, ngoại hối còn nhiều kẽ hở. Định danh người dùng điện thoại, định danh các cái tài khoản mạng xã hội là cần thiết để quản lý không gian mạng tốt hơn, khi đó, tội phạm sẽ khó sử dụng tài khoản nặc danh để lừa đảo.

Các chiêu trò lừa đảo trên mạng ngày càng tinh vi. Ảnh minh họa

8.000 đến 10.000 tỷ đồng là số tiền người dân bị lừa đảo trong năm qua trình báo cơ quan công an. Thực tế con số này có thể còn cao hơn vì nhiều người dân không trình báo. Một con số khác cũng vừa được Bộ Công an công bố là trong năm vừa rồi đã khởi tố 1.500 vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng. Thế nhưng có tới trên 1.200 vụ việc đã phải tạm đình chỉ điều tra hoặc gia hạn điều tra, bởi vì không xác định được đối tượng, thủ phạm của sự việc. Như vậy, việc truy hồi, tìm lại tài sản cho người dân bị lừa đảo qua mạng là rất khó khăn.

Trong thời điểm cận Tết Nguyên Đán này, nắm được nhu cầu mua vé máy bay về quê, đi du lịch… của người dân, tội phạm đã tung ra chiêu lừa đảo mua vé máy bay giá rẻ. Theo Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và truyền thông), mỗi ngày có tới gần 100 cuộc điện thoại gọi tới đường dây nóng của Cục để phản ánh về tình trạng bị lừa đảo mất tiền vì mua vé máy bay thông qua các trang mạng xã hội như Facebook. Thủ đoạn của tội phạm là lập nhiều trang Fanpage giả mạo trên mạng xã hội, đăng bài quảng cáo vé giá rẻ. Nhiều đối tượng tự nhận là nhân viên của hãng bay hoặc đại lý ủy quyền nên được chiết khấu cao, thậm chí giả làm khách đặt mua vé máy bay và tự tạo giao dịch thành công. Bọn chúng sẽ liên lạc qua Telegram, ứng dụng nước ngoài để khó có thể xác định được danh tính, yêu cầu người mua đặt cọc. Ngay sau khi người bị hại chuyển tiền, kẻ lừa đảo sẽ chặn Facebook, xóa toàn bộ tài khoản liên hệ và cắt liên lạc.... Có nạn nhân nhận được mã code vé nhưng là mã code giả.

Thủ đoạn của những kẻ lừa đảo ngày càng tinh vi, đánh vào lòng tin, vào lòng tham của con người; dùng nhiều công cụ để lực lượng chức năng khó có thể truy vết và lấy lại tiền. Do đó, mọi người cần cảnh giác với những lời mời chào giá rẻ, thu lợi nhuận cao, lãi suất lớn.... vì cái gì quá dễ dàng có được đều hàm chứa những rủi ro./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Tài chính đề nghị giảm lệ phí trước bạ 50% để kích cầu mua xe trong nước; Số ca mắc sốt xuất huyết tại Hà Nội gia tăng liên tiếp... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Hà Nội ra mắt 'siêu ứng dụng' iHanoi với nhiều tiện ích đặc biệt; Hà Nội xây dựng đề án thành lập cơ quan phục vụ hành chính công thành phố... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Đề xuất các công trình vi phạm ở Hà Nội bị cắt điện, nước; Bộ Xây dựng kỳ vọng dẹp "loạn" số nhà với đề xuất mới ... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Kết thúc đợt nắng nóng, Hà Nội mưa rất to kèm nhiều loại hình thời tiết nguy hiểm; Hà Nội đề xuất chi hơn 26.000 tỷ đồng cho phòng cháy chữa cháy ... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Hà Nội đánh thức tiềm năng du lịch sông Hồng; Từ 1/7, lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng, tăng cao nhất từ trước đến nay... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Hà Nội muốn “xanh hóa” 100% xe buýt; Cụ bà bị đối tượng giả danh công an lừa 500 triệu đồng... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.