Đề xuất phí sử dụng Vành đai 4 là 1.900 đồng/km

Với hình thức PPP, Hà Nội đề xuất mức thu phí sử dụng 1.900 đồng cho 1km đường Vành đai 4. Mức phí này sẽ giúp giảm áp lực đầu tư cho ngân sách Nhà nước, đồng thời cắt giảm chi phí vận hành, bảo dưỡng, với số tiền ước tính khoảng 300 tỷ đồng mỗi năm.

Cụ thể, UBND thành phố Hà Nội cho biết, việc thực hiện dự án theo phương thức PPP, bình quân mỗi năm sẽ giảm chi ngân sách nhà nước khoảng hơn 300 tỷ đồng đối với 112,8km trên tuyến đường Vành đai 4.

Phương án tính phí cần cân đối lợi ích giữa nhà đầu tư và người dân, đảm bảo dự án khi hoàn thành phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dân, nhà nước và mục tiêu của nhà đầu tư. UBND thành phố Hà Nội cho biết, trong hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi dự án, đơn vị tư vấn đề xuất giá và lộ trình tăng giá dịch vụ áp dụng.

Dự kiến thời gian khai thác tuyến cao tốc Vành đai 4 - vùng Thủ đô Hà Nội từ năm 2027, thì mức thu phí cơ sở là 1.900 VNĐ/xe/km (dưới 9 chỗ ngồi, xe tải dưới 2 tấn) và giá dịch vụ sử dụng đường bộ cao tốc được điều chỉnh tăng 3 năm/1 lần với mức giá vé tính cho xe tiêu chuẩn.

Hà Nội đề xuất phí sử dụng cho đường vành đai 4 - vùng Thủ đô ở mức 1.900 đồng/km.

Với mức thu phí cơ sở là 1.900 VNĐ/xe/km và lộ trình tăng giá vé theo khung mức phí sử dụng dịch vụ đường bộ áp dụng tại các dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn I (2017-2020) cho đến thời điểm hoàn vốn, sẽ đảm bảo khả năng thu hồi vốn và có lợi nhuận của nhà đầu tư/doanh nghiệp dự án PPP.

Dự án Vành đai 4 – vùng Thủ đô có tổng chiều dài toàn tuyến là 112,8km, trong đó đoạn đi qua Hà Nội là 56,5km, Hưng Yên là 20,3km, Bắc Ninh là 21,2km. Điểm đầu tại km3+695 trên đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai (địa phận xã Thanh Xuân, Sóc Sơn, Hà Nội), điểm cuối trên đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long (địa phận huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh). 

Dự án Vành đai 4 – vùng Thủ đô được chia làm 7 dự án thành phần, đi qua Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh, nhu cầu sử dụng đất hơn 1.300ha. Tổng mức đầu tư dự án là 85.813 tỷ đồng. Trong đó, dự án thành phần 3 có tổng mức đầu tư 55.052 tỷ đồng.

Mở 5 nút liên thông

UBND TP Hà Nội cũng cho biết, sẽ thiết kế 5 nút liên thông hoàn chỉnh bao gồm Nội Bài - Lào Cai; trục Mê Linh, Đại lộ Thăng Long, Quốc lộ 6; Ngọc Hồi - Phú Xuyên. 3 nút giao quy hoạch (Quốc lộ 32; Hồ Tây - Ba Vì; Ngọc Hồi - Phú Xuyên) đồng thời có giải pháp thiết kế bố trí các làn tách, nhập vào đường cao tốc cho phù hợp, nhằm đảm bảo an toàn, thuận tiện.

Về quy mô các cầu lớn qua sông (cầu Hồng Hà, cầu Mễ Sở, cầu Hoài Thượng), hồ sơ thiết kế báo cáo NCTKT đã điều chỉnh quy mô mặt cắt ngang các cầu từ 17,5m lên 24,5m để bố trí đủ cho 4 làn xe cơ giới và mỗi bên 1 làn xe máy, xe thô sơ lưu thông, đảm bảo phục vụ nhu cầu giao thông, phù hợp tổng thể dự án.

Sau khi thi công giai đoạn 2, cầu có mặt cắt ngang tương tự thì mỗi bên sẽ bố trí được 2 làn xe cơ giới riêng biệt cho kết nối đường đô thị. Do đó, thành phố sẽ không phải đầu tư thêm 2 cầu vượt sông cho đường đô thị, giúp tiết kiệm chi phí và không ảnh hưởng tới phương án tài chính của dự án PPP đã duyệt.

(Tổng hợp)

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Với sự tán thành của 100% đại biểu có mặt tại kỳ họp, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định việc hỗ trợ phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp qua ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID) trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Sáng nay (15/5), dưới sự chủ trì của Chủ tịch HĐND Thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn, HĐND Thành phố đã tổ chức kỳ họp thứ 16, kỳ họp chuyên đề để để xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.

Sáng nay (15/5), với đa số phiếu tán thành, HĐND thành phố đã thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thành phố Hà Nội giai đoạn 2023-2025.

Hướng tới kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và 74 năm Ngày truyền thống lực lượng Thanh niên xung phong Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp với Hội Cựu thanh niên xung phong Hà Nội tổ chức Liên hoan Tiếng hát cựu thanh niên xung phong Hà Nội năm 2024.

Tháng hành động Vì trẻ em năm 2024 đã khởi động trên nhiều địa bàn ở thành phố Hà Nội. Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng là một trong những điểm nhấn của tháng hành động năm nay.

Mùa hè đã đến, tình trạng mất an toàn thực phẩm trước các cổng trường học dù đã được cơ quan chức năng chấn chỉnh, nhưng vẫn diễn ra phức tạp, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa gia đình, nhà trường, học sinh và trách nhiệm kinh doanh, lương tâm của những người bán hàng để đảm bảo an toàn sức khỏe cho trẻ khi đến trường.