Đề xuất phương án 'giải cứu' 12 công viên ở Hà Nội

Sở Xây dựng Hà Nội vừa đề xuất UBND thành phố phương án xử lý những vấn đề bất cập trong xây dựng của 9 công viên mới và đưa ra phương án cải tạo 3 công viên cũ đang xuống cấp.

Theo báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội, có 9 công viên mới và 3 công viên cũ trong nội thành như: Công viên Kim Quy, Công viên Chu Văn An, Công viên Thiên Văn học, Công viên Thống Nhất, Công viên Bách Thảo…

Theo Sở Xây dựng, Công viên văn hóa, du lịch vui chơi giải trí Kim Quy (100 ha) ở Đông Anh, được khởi công từ năm 2016 đến nay đã giải phóng được trên 99ha. Sở Xây dựng đề nghị TP Hà Nội chỉ đạo huyện Đông Anh sớm giải phóng mặt bằng diện tích đất còn lại của Công viên Kim Quy. Công ty Cổ phần tập đoàn Mặt Trời phối hợp các sở ngành và huyện Đông Anh để hoàn thiện thủ tục và đầu tư xây dựng đưa công trình vào sử dụng.

Công viên khu tưởng niệm danh nhân Chu Văn An ở huyện Thanh Trì (50,9 ha), sau nhiều năm triển khai đến nay đã hoàn một số tuyến đường vào công viên và tu bổ đình, chùa. Sở Xây dựng đề xuất UBND TP Hà Nội giao huyện Thanh Trì chuyển một số số dự án trong Công viên Chu Văn An sang đầu tư công. Đồng thời đề xuất phương án di dời hơn 3.000 ngôi mộ thuộc phạm vi giải phóng mặt bằng trong công viên.

Toàn cảnh công viên khu tưởng niệm danh nhân Chu Văn An rộng 50ha ở Thanh Trì, Hà Nội.

Công viên văn hóa, vui chơi giải trí, thể thao Hà Đông (98 ha) chưa triển khai do chưa lựa chọn nhà đầu tư, Sở Xây dựng đề xuất TP yêu cầu quận Hà Đông thu hồi phần diện tích tạm cho thuê, đồng thời giao Viện Quy hoạch xây dựng lập tổng thể quy hoạch chi tiết công viên.

Công viên Thiên Văn học - khu đô thị Dương Nội ở quận Hà Đông (8ha) đã cơ bản đã hoàn thiện, nhưng chưa nghiệm thu. Sở Xây dựng đề xuất thành phố xử lý những vi phạm trong công viên, đồng thời hoàn thành các thủ tục để nghiệm thu, đưa công viên vào hoạt động.

Với Công viên Đống Đa (7,09ha) dự án được quy hoạch gần 20 năm nhưng chưa được giải phóng mặt bằng. Sở Xây dựng đề xuất thành phố giao quận Đống Đa chỉ đạo các phòng ban thiết lập hồ sơ, kiến quyết xử lý triệt để các vi phạm đất đai trong khu vực được quy hoạch làm công viên.

Dự án công viên Đống Đa (7,09ha) được quy hoạch gần 20 năm.

Công viên hồ điều hòa CV1 ở quận Cầu Giấy và quận Nam Từ Liêm (27,7 ha) được khởi công từ năm 2016 đến nay chưa hoàn thành. Sở Xây dựng đề xuất thành phố chỉ đạo đơn vị liên quan giải phóng mặt bằng 1.300m2 đất còn lại của công viên và đẩy nhanh tiến độ thi công tuyến đường kết nối với công viên trong tháng 10/2022.

Dự án công viên hồ Phùng Khoang (diện tích: 11,39ha) phải tạm dừng do điều chỉnh quy hoạch chi tiết hai bên tuyến đường Lê Văn Lương kéo dài (đường Tố Hữu) tỷ lệ 1/500 ... hệ thống thoát nước do phải thực hiện việc cắt đường giao thông, di chuyển cây xanh... Sở Xây dựng đề xuất UBND Thành phố chỉ đạo, UBND Quận Nam Từ Liêm, Quận Thanh Xuân hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng trong năm 2023 để Liên danh triển khai xây dựng các hạng mục của Dự án. Chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ, phối hợp chặt chẽ với UBND các Quận để thực hiện. Yêu cầu chủ đầu tư Dự án Khu đô thị mới Phùng Khoang hoàn thiện thủ tục đầu tư theo quy định, khẩn trương thi công hạng mục công viên hồ điều hòa để công trình sớm đưa vào hoạt động phục vụ nhân dân.

Công viên Hữu nghị quận Bắc Từ Liêm có diện tích: 15,91 ha. Chủ đầu tư chưa triển khai thực hiện dự án hiện trạng là đất trống. Sở Xây dựng đề xuất UBND Thành phố sớm thống nhất với Bộ Xây dựng để báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chuyển nhiệm vụ đầu tư Dự án đầu tư xây dựng công viên Hữu Nghị cho Thành phố Hà Nội.

Khu đất công viên Hồ điều hòa Khu đô thị Tây Nam Hà Nội.

Công viên Hồ điều hòa Khu đô thị Tây Nam Hà Nội (diện tích 10,2 ha) còn khó khăn vướng mắc trong việc di chuyển khoảng gần 5.000 ngôi mộ chủ yếu là các ngôi mộ lâu đời của các hộ dân Trung Kính Hạ. Bên cạnh đó, dự án phải thực hiện điều chỉnh quy mô xây dựng công trình và mật độ xây dựng công trình để phù hợp với quy hoạch phân khu đô thị H2-2 tỷ lệ 1/2000. Sở Xây dựng đề xuất UBND Thành phố giao UBND quận Cầu Giấy chủ động kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hoàn thiện các thủ tục theo quy định về đầu tư dự án, đôn đốc đơn vị trúng thầu đẩy nhanh tiến độ thi công xây dựng công viên, hồ điều hòa tại khu đô thị Tây Nam Hà Nội.

Chủ đầu tư liên hệ với UBND quận Cầu Giấy và các Sở, ngành liên quan trong việc điều chỉnh quy hoạch của dự án đảm bảo đề xuất của Nhà đầu tư phù hợp với quy hoạch phân khu đô thị H2-2, hoàn thành các thủ tục về đầu tư xây dựng theo quy định. Trường hợp nhà đầu tư chậm triển khai thực hiện dự án kiến nghị UBND Thành phố xem xét thu hồi quyết định giao nhà đầu tư thực hiện Dự án. Ngoài ra, đề xuất xây dựng thêm 3 tầng hầm và tổ chức khai thác của chủ đầu tư đến nay chưa được xem xét, giải quyết.

Cùng xây mới các công viên kể trên, thời gian tới TP Hà Nội dành nguồn lực cải tạo công viên Thống Nhất, Thủ Lệ, Bách Thảo.

Công viên Thống Nhất rộng 48ha.

Công viên Thống Nhất (48ha) được quy hoạch chi tiết 1/500 theo hướng công viên mở kết hợp dịch vụ. Phần diện tích đất công viên có mục đích công cộng (không thu phí) thực hiện theo hình thức đầu tư công, diện tích có mục đích kinh doanh được đầu tư theo hình thức xã hội hóa.

Theo báo cáo của Sở Xây dựng, Công viên Bách Thảo (10ha) sau nhiều năm khai thác, nhiều hạng mục đã xuống cấp, hư hỏng. Sở Xây dựng đề xuất thành phố giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và các sở ngành được giao khẩn trương thực hiện nhiệm vụ theo quy định.

Sở Xây dựng cho biết, cơ sở hạ tầng hiện có trong Công viên Thủ Lệ chưa đáp ứng được yêu cầu về dịch vụ vui chơi, nghỉ ngơi phục vụ người dân. Để nâng cao chất lượng phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí, Sở Xây dựng đề xuất thành phố giao Sở Tài chính đề xuất phương án quản lý, khai thác công viên.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Các tuyến phố Hà Nội những ngày này khoác lên mình màu áo mới, với rực rỡ màu sắc cờ Tổ quốc, băng rôn, pano, tranh cổ động, chào mừng kỷ niệm nhiều sự kiện trọng đại của đất nước.

Thành phố Hà Nội đã dành nhiều nguồn lực đầu tư các dự án đường sắt đô thị. Tuy nhiên, quá trình triển khai gặp nhiều khó khăn, dẫn đến tiến độ các dự án bị chậm và bị đội vốn, trong khi tình hình ùn tắc giao thông diễn ra ngày càng phức tạp.

Trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, tại Hà Nội diễn ra nhiều hoạt động văn hoá hấp dẫn, hứa hẹn thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước. Dịp lễ năm nay có thêm nhiều hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.

Công viên hồ điều hòa Trung Văn, thuộc quận Nam Từ Liêm, bị bỏ hoang lâu ngày. Nhiều người tiếc đất đai bị bỏ lãng phí nên tận dụng đất để tăng gia.

Trong ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ 30/04 - 01/5, tình hình ATGT ghi nhận chung trên địa bàn thành phố Hà Nội tương đối ổn định, lượng người và phương tiện tham gia giao thông tăng cao, song không xảy ra tình trạng ùn tắc. Các bến xe không gặp áp lực trong tiếp nhận, vận chuyển hành khách.

Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp cùng Bảo tàng chiến thắng B52 - Cục Chính trị, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội và Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam đã triển lãm ảnh “Việt Nam - Những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới”.