Đề xuất thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Trong đó, đề xuất bổ sung nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Điều này nhằm thực hiện các chủ trương chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về bảo vệ sức khỏe nhân dân, khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc UNICEF và Bộ Y tế về thực tế bệnh tật liên quan đến nước giải khát có đường tại Việt Nam.

Từ đó, góp phần ngăn ngừa và giảm thiểu tình trạng thừa cân, béo phì đáng báo động ở trẻ em và thanh thiếu niên, nhằm dự phòng giảm thiểu rủi ro bệnh tật và gánh nặng y tế đối với bệnh không lây nhiễm, nâng cao nhận thức và hạn chế tiêu thụ nước giải khát có đường, mang lại lợi ích về sức khỏe cộng đồng, đặc biệt đối với giới trẻ và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Đánh thuế đồ uống có đường hiện nay là xu thế chung (Ảnh: Internet)

Mặc dù việc áp thuế đặc biệt với đồ uống có đường hiện nay là xu thế chung trên thế giới để bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng. Tuy nhiên, theo nhiều người, nếu đã có nhu cầu sử dụng thì dù có đánh thuế cao tới mức nào vẫn sẽ có người mua.

Anh Mạnh Hà, sống tại phố Nguyễn Chí Thanh, quận Ba Đình chia sẻ: "Tôi thấy đây là một động thái cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng. Tuy nhiên tôi nghĩ đánh thêm thuế tiêu thụ đặc biệt thì tình trạng béo phì cũng khó mà giảm bởi vì chưa chắc chất tạo ngọt đã là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng béo phì.

Và cũng không có nhiều bằng chứng khoa học chứng minh cho điều độ mà còn có bao gồm nhiều yếu tố khác như chế độ ăn uống nhiều dầu mỡ, chiên rán, như gà rán khoai tây chiên, các loại đồ ăn vặt ở cổng trường và học sinh, sinh viên rất là thích."

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng tính toán rằng, việc áp thuế có thể làm giảm sản lượng, doanh thu, lợi nhuận của các công ty sản xuất, nhập khẩu mặt hàng này trong thời gian đầu, nhưng sẽ khuyến khích doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm tốt hơn cho sức khỏe người tiêu dùng. Đồng thời, định hướng người tiêu dùng chuyển sang dùng sản phẩm thay thế hoặc loại ít đường, tốt hơn cho sức khỏe.

Việc áp thuế sẽ giúp người tiêu dùng chuyển sang dùng sản phẩm thay thế hoặc loại ít đường (Ảnh: Internet)

Hiện nay, các bệnh không truyền nhiễm như béo phì, tiểu đường, tim mạch… đang là thách thức của toàn xã hội. Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng, có mối liên hệ chặt chẽ giữa lượng calo được hấp thụ và khả năng béo phì, tiểu đường. Trong đó, đồ ăn và thức uống với hàm lượng đường nhân tạo cao là nguồn cung cấp calo chính.

Nhiều người quan ngại rằng, việc đánh thuế cao sẽ ảnh hưởng tới các doanh nghiệp và các cơ sở kinh doanh. Tiến sĩ Phạm Thế Anh - chuyên gia Kinh tế lý giải rằng: "Đối với doanh nghiệp, không phải ảnh hưởng quá nhiều ngay. Bởi trong danh nghiệp đồ uống sẽ có danh mục Nhiều loại đồ uống khác nhau. Vì vậy họ hoàn toàn có thể chuyển dịch sang sản phẩm ít đường hơn như nước đóng chai hoặc là các sản phẩm ăn kiêng."

Theo viện Dinh dưỡng quốc gia thống kê, ước tính trung bình một người Việt tiêu thụ 1 lít đồ uống có đường mỗi tuần. Đây là con số rất lớn và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.

Chính vì vậy, việc Bộ Tài chính đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường là việc làm cần thiết, kịp thời. Điều này sẽ khuyến khích người dân giảm tiêu thụ các đồ uống có hại cho sức khoẻ này và thay đổi thói quen sang những thức uống lành mạnh hơn. Đồng thời thúc đẩy công bằng y tế và làm tăng nguồn thu từ thuế, từ đó có thể được sử dụng để tài trợ cho các ưu tiên về y tế của Chính phủ.

Để đề xuất này đi vào thực tế cần sự nghiên cứu kỹ lưỡng của các cơ quan chức năng, cùng với đó là sự chung tay, góp sức của toàn xã hội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chịu ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ sẽ mưa lớn tuần tới, trong khi đó miền Bắc mây nhiều và tiếp tục lạnh.

Sáng 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác của Trung ương đã dự Lễ khánh thành dự án tái thiết khu dân cư thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên; thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc và thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai - nơi vào tháng 9/2024 xảy ra thảm hoạ lũ quét, sạt lở đất do bão số 3 gây ra, làm hàng chục người dân thiệt mạng, hàng chục ngôi nhà bị vùi lấp, cuốn trôi.

Sáng nay (22/12), tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh, Metro Bến Thành - Suối Tiên chính thức được đưa vào khai thác thương mại.

Bộ Giao thông Vận tải vừa trình Chính phủ dự thảo Nghị định quy định về hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe, cùng với đề xuất sửa đổi quy định về sân tập lái xe.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký Công văn số 4291/UBND-ĐT về việc nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Trong đó, đặc biệt xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên vi phạm pháp luật về giao thông.

Ngày 22/12, tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đã chính thức đi vào hoạt động, đánh dấu cột mốc lịch sử trong hành trình phát triển giao thông đô thị của TP.HCM, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.