Đề xuất xây mới hầm Hải Vân, di dời ga Đà Nẵng

Cục Đường sắt Việt Nam vừa đề xuất Bộ GTVT lập dự án cải tạo đường sắt khu vực đèo Hải Vân và di dời ga Đà Nẵng. Việc thực hiện tiến hành trong giai đoạn 2026-2031.

Theo Cục Đường sắt VN, đường sắt qua khu vực hầm trên đèo có nhiều đường cong bán kính nhỏ, độ dốc lớn, hạn chế tốc độ; khi đi vào trung tâm thành phố gây ùn tắc giao thông, ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị.

Do vậy, việc thực hiện dự án sẽ nhằm cải tạo điểm nghẽn về giao thông trên đoạn chạy tàu từ Vinh đến Nha Trang; Trong đó, sẽ đầu tư xây dựng mới hầm Hải Vân, cải tạo tuyến đường sắt để di dời toàn bộ đường sắt khu vực Đà Nẵng ra khỏi trung tâm thành phố, xử lý các nút thắt về vận tải hiện nay.

Di dời toàn bộ đường sắt khu vực Đà Nẵng ra khỏi Trung tâm Thành phố, xử lý các nút thắt về vận tải hiển nay.

Cục Đường sắt Việt Nam dự kiến, tổng mức đầu tư cho dự án này là 19.000 tỷ đồng từ nguồn vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2031.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Đài Khí tượng thủy văn khu vực Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ dự báo, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới mạnh thành bão nên ngày và đêm nay (19/9), Hà Nội có mưa rào rải rác và dông, có nơi mưa to.

Đến 17 giờ ngày 18/9, tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận được tổng số tiền là 1.432 tỷ đồng.

Để đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản cho ngư dân khi vào tránh trú, hiện nay các âu thuyền, cảng cá đang gấp rút triển khai hướng dẫn, nhắc nhở bà con neo đậu tàu thuyền đúng cách.

Sau khi vượt qua huyện đảo Hoàng Sa, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão, tăng tốc lên 20km/h, di chuyển theo hướng Tây về phía vùng biển khu vực tỉnh Quảng Trị - Quảng Nam. Trên đất liền các tỉnh miền Trung, gió bắt đầu mạnh dần lên cấp 6-7.

Áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 4 năm 2024. Tại Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã có gió mạnh với sức gió cực đại 61km/h, biển động mạnh, sóng cao từ 2-4m. Bão đang di chuyển nhanh về phía Tây với tốc độ 20km/h

Dù áp thấp nhiệt đới khi mạnh lên thành bão sẽ có cường độ không lớn nhưng sẽ gây mưa lớn trên diện rộng, có nơi tới trên 600 mm.