Đêm hội âm vang di sản văn hóa Ba Vì

Đêm Lễ hội âm vang vùng di sản với những hoạt động biểu diễn nghệ thuật vô cùng đặc sắc, mang đậm dấu ấn văn hóa dân tộc Mường, Dao, chính là biểu tượng cho ước vọng chinh phục thiên nhiên, bảo vệ non sông, đất nước.

Huyện Ba Vì được biết đến là một vùng bán sơn địa, thuộc Xứ Đoài, tức là phía Tây kinh thành Thăng Long xưa, Hà Nội ngày nay. Ba Vì là vùng đất cổ trong quần thể văn hóa Hùng Vương, với bề dày truyền thống lịch sử và đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Với ba dân tộc chủ yếu là Kinh – Mường – Dao cùng sinh sống bao đời nay dưới dân núi Tản hùng vĩ, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong huyện nhất quán, kiên trì phấn đấu xây dựng nông thôn mới ấm no giàu đẹp và văn minh.

Trong Lễ hội văn hóa Ba Vì năm nay, lần đầu tiên các nghệ sỹ quần chúng, các thành viên CLB bảo tồn văn hóa truyền thống của cả ba dân tộc Kinh – Mường – Dao của các địa phương như: Khánh Thượng, Minh Quang, Ba Vì, Ba Trại, Tản Lĩnh, Vân Hòa, Yên Bài, Cổ Đô, Cam Thượng và Thị trấn Tây Đằng; các nghệ sỹ quần chúng, các thành viên CLB bảo tồn văn hóa truyền thống của cả ba dân tộc Kinh – Mường – Dao được tụ hội cùng một thời điểm trong một không gian văn hóa truyền thống. Các hoạt động này thể hiện sâu sắc kết quả công tác bảo tồn văn hóa truyền thống và công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở.

Lần đầu tiên tổ chức, Lễ hội văn hóa Ba Vì có sự tham gia của gần 600 diễn viên quần chúng là thành viên của các CLB bảo tồn văn hóa và dân ca dân vũ trên địa bàn cùng toàn thể nhân dân, với quy mô và không gian còn khiêm tốn.  Chương trình Lễ hội văn hóa Ba Vì năm 2023 với chủ đề “Ba Vì - âm vang vùng di sản”, với 3 phần: Âm vang Ba Vì – Di sản xưa, sức sống nay và hòa ca đoàn kết. 

Lễ hội văn hóa huyện Ba Vì lần đầu tiên được tổ chức nhân dịp đón nhận Quyết định công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới, Huân chương lao động hạng Ba và chào mừng Kỷ niệm 55 năm thành lập huyện.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhân kỷ niệm 20 năm phố cổ Hà Nội được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia, 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024)) và 20 năm hoạt động của không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động trưng bày, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật để tôn vinh những giá trị di sản.

Phụ nữ xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội, đã biến những bức tường rêu mốc thành tranh sinh động, kể lại những câu chuyện đầy ý nghĩa về văn hóa và lịch sử truyền thống địa phương.

Ông Hoàng Thanh Khiết, đại diện Hội đồng xác lập Kỷ lục Việt Nam, đã trao chứng nhận xác nhận kỉ lục cho Bảo tàng Hoa Cương của Nhà giáo Nguyễn Quang Cương, đồng thời đánh giá Bảo tàng Hoa Cương sở hữu một bộ sưu tập hiện vật vô cùng phong phú, đa dạng về chủ đề và chất liệu.

Với mong muốn bảo tồn di sản và phát huy, ứng dụng các giá trị văn hóa Việt vào đời sống hiện đại, cuộc Triển lãm với tên gọi “Tôn cựu, nghênh tân” đang diễn ra tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cũ, 46 Hàng Bài.

Liên hoan Ẩm thực quốc tế 2024 với chủ đề "Gastronomy of Unity - Ẩm thực kết nối" sẽ diễn ra trong hai ngày 7 và 8/12, tại khu Ngoại giao Đoàn - 298 Kim Mã, Hà Nội.

Triển lãm tranh “Hồn Dó” vừa khai mạc tại không gian nghệ thuật B&C Maison d'Art tại Thủ đô Hà Nội. Với nguồn cảm hứng bất tận từ chất liệu giấy dó - một loại giấy làm từ chất liệu thủ công đồng quê của Việt Nam - nghệ sĩ Ngô Đức Hoàng đã thổi hồn vào những tác phẩm mang đậm chất văn hóa Á Đông, được các nhà nghệ thuật trong và ngoài nước đánh giá cao.