Đền bù linh hoạt lấy đất xây trường Võ Thị Sáu

Dự án xây dựng Trường Tiểu học Võ Thị Sáu mới tại khu đất 43F-47C phố Ngô Quyền và 36A phố Trần Hưng Đạo đến nay vẫn chưa được triển khai. Đây là một dự án chuyển tiếp, kéo dài hơn 30 năm với nhiều lần thay đổi chủ trương đầu tư.

Ngày 20/4, gia đình ông Phong, anh Hải cùng các đồng quyền sử dụng đất đến nhận tiền bồi thường hỗ trợ. Các gia đình này trước đây đều ký hợp đồng thuê nhà của Nhà nước tại biệt thự số 36A Trần Hưng Đạo. Nay, Nhà nước thu hồi để thực hiện dự án xây Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, con cháu trong nhà đều đồng thuận.

Tuy nhiên, đây là hai hộ gia đình hiếm hoi đồng thuận. Hơn 10 hộ gia đình còn lại thuộc khu đất giải phóng mặt bằng hiện vẫn còn hoài nghi về mục tiêu đầu tư dự án là kinh doanh thương mại thay vì lợi ích công cộng như công bố công khai.

Hơn 10 hộ gia đình còn lại vẫn còn hoài nghi về mục tiêu đầu tư dự án.

Theo UBND quận Hoàn Kiếm, khu đất 43F-47C phố Ngô Quyền và 36A phố Trần Hưng Đạo, có nguồn gốc là khuôn viên biệt thự cũ thuộc sở hữu của Nhà nước. Từ năm 1993, UBND thành phố đã ban hành các quyết định thu hồi đất để xây dựng trụ sở Kho bạc Nhà nước. Giai đoạn này đã di chuyển được 10 hộ dân và một tổ chức. Từ năm 2014 đến nay, thực hiện chủ trương của UBND thành phố, quận Hoàn Kiếm tiếp tục thực hiện giải phóng mặt bằng để xây dựng Trường Tiểu học Võ Thị Sáu.

Ông Trịnh Hoàng Tùng, Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm, khẳng định: "việc thu hồi đất lần này là để xây dựng trường học. Quá trình thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, thu hồi đất để thực hiện dự án xây dựng trường, UBND quận Hoàn Kiếm luôn triển khai theo đúng quy định của Luật Đất đai, quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất của UBND quận Hoàn Kiếm đã được thành phố Hà Nội phê duyệt".

Khu đất 43F-47C phố Ngô Quyền và 36A phố Trần Hưng Đạo, có nguồn gốc là khuôn viên biệt thự cũ thuộc sở hữu của Nhà nước.

Vì thiếu diện tích, trên 400 học sinh Trường Tiểu học Võ Thị Sáu đang phải phân tán tại hai địa điểm số 18 ngõ Hàm Long (học nhờ trong khuôn viên di tích lịch sử văn hóa chùa Hàm Long), số 35 Trần Hưng Đạo  (sử dụng chung không gian sinh hoạt của các hộ dân và nhà hàng kinh doanh). Do vậy, hoạt động dạy và học đang rất khó khăn.

Với mong muốn xử lý dứt điểm một dự án chuyển tiếp kéo dài hơn 30 năm, nhiều lần thay đổi chủ trương đầu tư, để xây dựng trường học, UBND quận Hoàn Kiếm đã đề xuất thành phố cho phép áp dụng phương án đền bù linh hoạt, có lợi nhất cho các hộ dân thuộc diện phải di dời.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhu cầu tiêu dùng ngày càng đa dạng khiến việc cân bằng giữa chi phí sinh hoạt, giải trí và tiết kiệm của giới trẻ trở nên khó khăn hơn. Nhiều bạn trẻ rơi vào vòng xoáy chi tiêu quá mức.

Bộ Công an vừa ban hành Thông tư 71/2024 quy định quản lý, vận hành, sử dụng hệ thống quản lý dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe.

Hôm nay, 24/11, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam đồng chủ trì Diễn đàn "Lắng nghe nông dân nói" với chủ đề "Khơi thông nguồn lực đất đai, hướng tới mục tiêu NetZero, bảo vệ môi trường". Tham dự diễn đàn có hơn 200 nông dân Việt Nam xuất sắc, hợp tác xã tiêu biểu, các chuyên gia, nhà khoa học và doanh nghiệp.

Về xã Vân Hà (huyện Phúc Thọ) vào những ngày cuối năm, như lạc vào vào xứ sở của bưởi. Bưởi có mặt ở khắp nơi, từ trong vườn ra ngoài ngõ, kéo ra khắp các cánh đồng, ngát hương và ngập sắc vàng bưởi chín.

Một trong những điểm nhấn của Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ có hiệu lực thi hành từ 1/1/2025, là quy định về điều kiện bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với tài xế và xe ô tô chở trẻ em mầm non, học sinh.

Sáng 24/22, Thành đoàn - Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Ngày Hội Thanh niên với văn hóa giao thông và chùm hoạt động “Tuổi trẻ Thủ đô tham gia tuyên truyền, giữ gìn trật tự an toàn giao thông” năm 2024.