Đền Hát Môn được công nhận điểm du lịch của Hà Nội

UBND thành phố Hà Nội vừa có quyết định công nhận điểm du lịch Di tích quốc gia đặc biệt đền Hát Môn (thuộc xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ, TP. Hà Nội).

Theo quyết định, UBND thành phố giao UBND xã Hát Môn có trách nhiệm tổ chức quản lý, khai thác, phát triển điểm du lịch theo đúng quy định của Luật Du lịch và các văn bản pháp luật liên quan.

Các sở, ngành Du lịch, Văn hóa và Thể thao, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Giao thông Vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Thông tin và Truyền thông, Công an thành phố, UBND huyện Phúc Thọ, UBND xã Hát Môn có trách nhiệm hướng dẫn tổ chức quản lý, khai thác và đầu tư xây dựng điểm du lịch Di tích quốc gia đặc biệt đền Hát Môn theo đúng quy định của pháp luật và thành phố, đảm bảo phát triển bền vững, hiệu quả.

Hội thi làm bánh trôi dâng Hai Bà Trưng năm 2024.
Hội thi làm bánh trôi dâng Hai Bà Trưng năm 2024.

Đền Hát Môn, còn gọi là đền Hai Bà Trưng, tọa lạc ở xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội. Tương truyền, Đền Hát Môn được khởi dựng sau khi Hai Bà Trưng hóa sinh vào cõi bất diệt. Hiện nay, tại Đền Hát Môn còn bảo lưu được nhiều di vật, cổ vật có giá trị về văn hóa, lịch sử; trong đó có 293 di vật, cổ vật làm từ chất liệu gỗ, đá, đồng, sứ, giấy, kim loại... có niên đại trải dài từ thời Lê, Tây Sơn, Nguyễn đến nay.

Di tích Đền Hát Môn đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt (tại Quyết định số 2383/QĐ-TTg ngày 09/12/2013).

Đền Hát Môn.
Đền Hát Môn.

Theo khảo sát, đánh giá, thẩm định của Sở Du lịch Hà Nội, đền Hát Môn là điểm du lịch có tài nguyên du lịch văn hóa được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt, khẳng định giá trị lịch sử, tín ngưỡng tiêu biểu của quần thể di tích này tại Thủ đô. Đền Hát Môn là một trong những điểm tham quan nổi tiếng ở Hà Nội cả về văn hóa lịch sử và nghệ thuật kiến trúc.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ban nhạc Ngũ Cung được coi là nhóm nhạc tiên phong trong việc gìn giữ di sản bằng nghệ thuật âm nhạc khi chính thức ra mắt album mang tên "Di sản" vào hôm 1/11.

Chỉ còn một tuần nữa là Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 sẽ chính thức quay trở lại. Những thiết kế sáng tạo gắn với chuyển đổi số, kinh tế số ngày càng nhận được sự quan tâm của cộng đồng. Bên cạnh đó, chủ trương di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp cũ ra khỏi Thủ đô cũng đã mở ra cơ hội để những cơ sở công nghiệp một thời chuyển đổi công năng.

UBND tỉnh Bình Thuận vừa ban hành kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 30 năm Ngày du lịch Bình Thuận (24/10/1995 - 24/10/2025), trong đó điểm nhấn đáng chú ý là lần đầu tiên lễ hội thanh long sẽ được tổ chức tại địa phương.

Tiếp nối thành công của lễ hội năm 2023, Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 sẽ diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 29/11 - 1/12 tại Hà Nội.

"Xuống phố 4" - triển lãm tiếp theo trong seri "Xuống phố" đã chính thức khai mạc, đánh dấu sự trở lại của họa sĩ Phạm Bình Chương.

Trong Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035, một trong những nội dung được các đại biểu Quốc hội quan tâm tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV chính là làm sao để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh cho sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong thời kỳ mới.