Đến năm 2030, 100% trường lớp học được xây kiên cố
Tỷ lệ kiên cố hoá tăng hơn 20% trong giai đoạn 2013 – 2023
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2013, cả nước có 41.397 cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập, với tổng số 553.181 phòng học. Trong đó, chỉ có 65,9% số phòng học kiên cố. Đặc biệt, cấp học mầm non chỉ đạt 47,7%, trong khi ở cấp học tiểu học và trung học cơ sở tỷ lệ này lần lượt là 61,6% và 80,5%.
Tính đến năm 2023, hệ thống trường, lớp học đã có sự cải thiện đáng kể. Tổng số phòng học của cả nước tăng lên 628.571 phòng, trong đó 86,6% phòng học đã được kiên cố hóa, tăng hơn 20% so với năm 2013. Cụ thể, tỷ lệ kiên cố hóa ở cấp học mầm non đạt 83%, tiểu học đạt 83,2%, và trung học cơ sở đạt 94,9%. Đây là kết quả của sự quan tâm đầu tư mạnh mẽ từ Nhà nước và sự chung tay từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thông qua công tác xã hội hóa.
Việc xã hội hoá xây dựng cơ sở vật chất đã góp phần quan trọng tăng tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia. Đến tháng 7/2023, tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia của các cấp học như sau: cấp học mầm non có 56.9% trường, cấp tiểu học có 62,8% trường; cấp trung học cơ sở có 72,3% trường; cấp trung học phổ thông có 49,6% trường; trường phổ thông nhiều cấp học có 44,2% trường.
Đóng góp to lớn của nguồn xã hội hóa
Trong giai đoạn 2013 - 2023, nguồn vốn xã hội hóa để đầu tư xây dựng phòng học và nhà công vụ cho giáo viên là rất lớn, góp phần không nhỏ vào việc tăng tỷ lệ phòng học kiên cố ở các địa phương.
Cụ thể, khoảng trên 300 tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư xã hội hóa để kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên. Số phòng học được đầu tư từ nguồn xã hội hóa trong 10 năm khoảng 36.000 phòng. Số phòng công vụ cho giáo viên được đầu tư từ nguồn xã hội hóa trong 10 năm khoảng 1.300 phòng.
Tổng số kinh phí xã hội hóa để đầu tư kiên cố hóa, xây dựng phòng học, phòng công vụ cho giáo viên ước khoảng 33.000 tỷ đồng. Tổng diện tích đất đã sử dụng để đầu tư xây dựng mới, kiên cố hóa phòng học, phòng công vụ cho giáo viên từ các địa phương khoảng 521,9 ha.
Đây là kết quả rất đáng tự hào, góp phần hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất trường lớp, đội ngũ giáo viên, học sinh có thêm điều kiện công tác, học tập tốt hơn. Đó cũng chính là các điều kiện cần thiết để ngành giáo dục tập trung nâng chất lượng giáo dục, phát động phong trào học tập, thi đua giữa các địa phương.
Còn nhiều thách thức
Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phong trào xã hội hoá giáo dục vẫn còn nhiều thách thức khi vẫn chưa được triển khai đồng bộ và mạnh mẽ tại tất cả các địa phương.
Việc huy động nguồn lực xã hội hoá còn gặp khó khăn, đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa và các khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Ở những địa bàn này, nguồn lực để đầu tư vào cơ sở vật chất giáo dục còn hạn chế, khiến cho các công trình xây dựng và cải tạo trường lớp gặp nhiều khó khăn.
Việc đầu tư cơ sở vật chất vẫn còn phân tán và không hiệu quả. Nhiều địa phương chưa có quy hoạch rõ ràng về việc xây dựng trường lớp, dẫn đến tình trạng một số khu vực có thừa trường lớp, trong khi nhiều khu vực khác lại thiếu các cơ sở giáo dục đạt chuẩn.
Sự hợp tác giữa chính quyền địa phương và doanh nghiệp trong lĩnh vực giáo dục chưa được tối ưu hóa, dẫn đến khó khăn trong việc triển khai các dự án giáo dục, đặc biệt là trong việc huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ xã hội.
Việc kiên cố hoá trường lớp và xây dựng nhà công vụ cho giáo viên, đặc biệt tại các khu vực vùng sâu, vùng xa, đòi hỏi nguồn kinh phí lớn, khiến cho tiến độ cải thiện cơ sở vật chất tại các địa phương còn chậm và chưa đồng đều, gây ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục.
5 nhóm nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm
Để tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được và lan tỏa phong trào xã hội hóa rộng khắp hơn nữa, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm trong thời gian tới:
1. Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp trong việc thúc đẩy xã hội hóa giáo dục, đặc biệt là kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên.
2. Đẩy mạnh công tác truyền thông: Nâng cao nhận thức việc kiên cố hoá trường, lớp học là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, huy động mọi nguồn lực, cách làm hiệu quả để đến năm 2030 đạt 100% trường lớp học kiên cố. Kịp thời động viên, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, tiêu biểu; nhân rộng các mô hình hay, cách làm sáng tạo trong công tác xã hội hoá trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên.
3. Tăng cường quy hoạch mạng lưới trường học: Các địa phương tiếp tục rà soát, điều chỉnh quy hoạch mạng lưới trường lớp học để phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo có quỹ đất để xây dựng và mở rộng các cơ sở giáo dục theo tiêu chuẩn.
4. Khuyến khích mô hình hợp tác công tư (PPP) trong việc xây dựng trường học và nhà công vụ cho giáo viên, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước và thu hút tối đa nguồn lực từ xã hội.
5. Thiết lập cơ chế giám sát chặt chẽ việc huy động và sử dụng nguồn lực xã hội hóa, đảm bảo tính minh bạch, hiệu quả và tạo niềm tin cho các nhà đầu tư, các nhà hảo tâm.
Sáng 20/12, Trường Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học Lorraine (Cộng hòa Pháp) tổ chức Hội thảo quốc tế về Toán ứng dụng và Khoa học máy tính năm 2024.
Từ 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép các trường phổ thông được xây cao không quá 5 tầng, thay vì 3 tầng như hiện nay nhằm giải quyết bài toán quá tải sĩ số, thiếu lớp học.
Với mong muốn hỗ trợ Việt Nam phát triển tài năng trẻ, từ năm 2025, 15 suất học bổng toàn phần của Hàn Quốc trị giá 25 triệu won/học bổng (tương đương với khoảng 440 triệu đồng), sẽ được trao mỗi năm cho các sinh viên xuất sắc của ba đại học top đầu của Việt Nam là: Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh và Đại học Duy Tân.
Sáng 20/12, Quận ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam quận Ba Đình tổ chức gắn biển công trình Trường THCS Nguyễn Trãi.
Sáng 20/12, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức lễ gặp mặt các đội tuyển học sinh giỏi TP. Hà Nội tham dự Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia bậc THPT, năm học 2023-2024.
Năm học 2024 - 2025, ngành giáo dục Thủ đô chú trọng nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên; thực hiện giáo dục kỹ năng công dân số cho học sinh theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thông qua tổ chức nhiều chuyên đề, hội giảng nhằm bồi dưỡng đội ngũ nâng cao trình độ công nghệ thông tin.
0