Dệt may Việt Nam hưởng lợi khi Bangledesh bất ổn

Việt Nam đã vươn lên đứng đầu thị phần xuất khẩu hàng may mặc vào thị trường Mỹ, hầu hết doanh nghiệp đã có đơn hàng đến quý IV.

6 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu dệt may tăng trưởng 5% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong bối cảnh ngành dệt may Bangladesh gặp khó do tình trạng bất ổn ở nước này vẫn tiếp diễn, dự báo ngành dệt may Việt Nam và Ấn Độ sẽ được hưởng lợi nhờ dịch chuyển dòng đơn hàng.

Dự báo ngành dệt may Việt Nam và Ấn Độ sẽ được hưởng lợi nhờ dịch chuyển dòng đơn hàng.

Có đơn hàng, nhưng giải quyết bài toán nhân sự và kỹ thuật như thế nào lại đang là vấn đề của nhiều doanh nghiệp dệt may. 80% thị phần của Tổng Công ty May 10 dành cho xuất khẩu. Với kinh nghiệm xuất khẩu cho hơn 60 thương hiệu tại nhiều thị trường lớn như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản,… ngay khi nhận thấy cơ hội từ thị trường Bangladesh, doanh nghiệp này đã chủ động nắm bắt. Tuy nhiên, thách thức lớn nhất lúc này là phát triển bền vững, kinh tế tuần hoàn và các quy định liên quan tại những thị trường xuất khẩu lớn.

Ông Thân Đức Việt, Tổng Giám đốc Tổng Công ty May 10, cho biết: "Trong thị trường xuất khẩu, việc đầu tiên là chúng tôi phải tập trung đầu tư mạnh mẽ vào nguồn nhân lực. Với đội ngũ hiện nay, chúng tôi có khoảng 80 cán bộ làm về thị trường xuất khẩu và gần 200 người ở bộ phận phát triển mẫu để hỗ trợ".

Tương tự, với Tập đoàn Dệt May Việt Nam, để đáp ứng lượng đơn hàng đã lấp đầy đến cuối năm trong bối cảnh áp lực cạnh tranh về đơn giá chưa cải thiện trong hai năm qua, doanh nghiệp đã chọn thay thế bằng quy trình sản xuất tự động hóa để tiết kiệm chi phí.

Bangladesh là đối thủ cạnh tranh khá khốc liệt của Việt Nam trên thị trường dệt may toàn cầu, và đặc biệt là ở châu Âu.

Bangladesh là đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ của Việt Nam. Trước mắt sẽ có một số lợi thế cho dệt may Việt Nam khi ngành dệt may Bangladesh gặp khó.

TS Lê Xuân Nghĩa, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính Tiền tệ quốc gia, cho hay: "Bangladesh là đối thủ cạnh tranh khá khốc liệt của Việt Nam trên thị trường dệt may toàn cầu, và đặc biệt là ở châu Âu. Lần này, họ đang gặp trục trặc lớn về chính trị ảnh hưởng nặng nề đến ngành dệt may. Đây là một trong những cơ hội cho Việt Nam ít nhất trong 5 năm tới đây. Nếu chúng ta có thể tranh thủ chiếm lĩnh thị trường và hoàn thiện những yêu cầu về mặt xanh của châu Âu thì có thể giành lợi thế tuyệt đối so với Bangladesh".

Năm 2024, xuất khẩu của nhóm hàng dệt may dự kiến tiếp tục tăng trưởng 10%, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 44 tỷ USD. Dệt may vẫn là nhóm hàng hoá có lợi thế của Việt Nam để đạt các mục tiêu tăng trưởng đề ra.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Với mục tiêu đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối giao thương, góp phần kích cầu tiêu dùng, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) sẽ tổ chức chương trình "Tháng khuyến mại Hà Nội năm 2024".

Sau chuỗi ngày giảm, giá vàng trong nước đảo chiều tăng mạnh, với giá vàng miếng hầu hết các thương hiệu tăng 600.000 đồng/lượng.

Nhằm nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm tại các vùng sản xuất trọng điểm, Chi cục Trồng trọt & Bảo vệ thực vật phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao kiến thức, mở rộng diện tích các vùng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap.

Cục An toàn thông tin cho biết, hiện nay khoảng 42% doanh nghiệp vẫn chưa có kế hoạch ứng phó với các mối đe dọa về an ninh mạng.

Trong phiên giao dịch cuối cùng của tuần này, chứng khoán Mỹ đã phục hồi sau hai phiên ảm đạm trước đó, khi số liệu lạm phát thấp hơn dự đoán và bình luận từ các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) làm dịu bớt lo ngại về quỹ đạo lãi suất của Mỹ.

Sau hai ngày lao dốc, ngày 21/12, giá vàng nhẫn, giá vàng SJC trong nước bật tăng trở lại.