ĐH Bách Khoa công bố điểm thi đánh giá tư duy đợt hai

Sáng 29/1, Đại học Bách khoa Hà Nội công bố phổ điểm thi Đánh giá tư duy năm 2024 đợt hai. Điểm thi cao nhất đợt này là 91,55/100.

Ngày 20/1, đợt hai kỳ thi đánh giá tư duy năm 2024 (TSA) được Đại học Bách Khoa Hà Nội phối hợp cùng một số trường đại học, học viện tổ chức tại 19 điểm thi khu vực gồm: Hà Nội, Hưng Yên, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Đà Nẵng.

Trong đợt thi này, số thí sinh đăng ký dự thi là 5.103, số thí sinh dự thi là 5.040 (đạt gần 98,8%). Thống kê theo kết quả thi đợt 2 vừa qua cho thấy, điểm cao nhất là 91,55/100, điểm trung bình 57,02/100, trung vị tại 56,8/100. Trong đó có 1 thí sinh đạt trên 90 điểm, 16 thí sinh đạt trên 80 điểm; 85 thí sinh đạt điểm TSA Đọc hiểu tối đa 20/20, chiếm 1,69% tổng số thí sinh dự thi; Tỷ lệ thí sinh đạt trên 70 điểm khoảng 5,71%, đạt trên 60 điểm chiếm 34,2% tổng số thí sinh dự thi.

Phổ điểm kỳ thi TSA2024 đợt 2

Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết: "Nhìn chung, các thống kê điểm đợt hai cao hơn so với đợt thi thứ nhất do các thí sinh đã có sự chuẩn bị tốt hơn. Nhiều thí sinh đã cải thiện được điểm thi của mình so với lần thi thứ nhất."

Đặc biệt, đợt hai có 59 thí sinh là các học sinh lớp 10 và lớp 11. Trong số các em này, 57,62% đạt kết quả từ 50 điểm trở lên, cao nhất là 66,34/100 điểm.Những thí sinh này sẽ được cấp giấy chứng nhận kết quả thi, có thời hạn trong hai năm và có thể sử dụng điểm số để đăng ký xét tuyển vào các trường đại học chấp nhận kết quả này.

Năm 2024, Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ tổ chức 6 đợt thi đánh giá tư duy để lấy kết quả xét tuyển đại học 2024, gấp đôi đợt thi của năm 2023. Hiện nay, nhà trường đã tổ chức hai đợt thi đầu tiên. Bốn đợt thi còn lại sẽ kéo dài từ tháng 3 đến tháng 6. Lịch thi cụ thể như sau:

Những đợt đánh giá tư duy năm 2024 tiếp theo của Đại học Bách khoa

Cấu trúc của bài thi giữ ổn định như năm trước, gồm ba phần: Tư duy Toán học, Tư duy Đọc hiểu và Tư duy Khoa học. Trong đó, nội dung các phần thi không đi sâu vào kiểm tra kiến thức các môn học, mà tập trung vào đánh giá năng lực tư duy riêng biệt. Đặc biệt, phần Tư duy Khoa học không còn tồn tại khái niệm tổ hợp môn học, phù hợp với nội dung của chương trình THPT mới. Năm 2023, điểm chuẩn Đại học Bách khoa Hà Nội xét theo điểm thi đánh giá tư duy dao động 50,4-83,97 điểm. Hiện có hơn 30 trường đại học, học viện dùng kết quả kỳ thi này để xét tuyển

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chào mừng kỷ niệm 70 năm ngành giáo dục - đào tạo Thủ đô và 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, ngành giáo dục có nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm tôn vinh nghề dạy học và tri ân các nhà giáo, tạo không khí thi đua, phấn khởi cho học sinh và đội ngũ nhà giáo.

Những năm gần đây, Hà Nội đang thực hiện triển khai mô hình trường học xanh, qua đó, đưa ra những bài học về tiết kiệm năng lượng, phát triển không gian xanh, giảm thiểu rác thải.

Tiếng Nga hiện đang được dạy ở gần 40 cơ sở giáo dục của Việt Nam, từ bậc THPT đến đại học và nhiều nhất là trong các học viện của quân đội, dù tiếng Nga hiện không còn chiếm vị trí số một trong số các ngoại ngữ được người Việt Nam chọn học.

Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh, ngành Giáo dục và Đào tạo quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) đang tích cực triển khai lồng ghép giáo dục STEM, bước đầu tạo chuyển biến trong dạy và học tại các nhà trường.

Tối qua 12/11, Học viện Phụ nữ Việt Nam đã tổ chức lễ ký kết hợp tác chiến lược với các doanh nghiệp công nghệ và tổ chức cuộc thi "Tài năng sinh viên IT". Sự kiện đánh dấu một bước tiến quan trọng trong hành trình đào tạo, phát triển và tìm kiếm tài năng trẻ trong lĩnh vực công nghệ thông tin tại Học viện.

Hà Nội đang phấn đấu trở thành trung tâm giáo dục chất lượng cao ngang tầm khu vực và quốc tế. Trong thời gian qua, việc phân cấp phân quyền đã được đẩy mạnh, mang lại nhiều hiệu quả thiết thực.