Đi chợ vải ngày cuối năm
Ngay từ sáng sớm, các sạp vải ở chợ Phùng Khắc Khoan - chợ vải nổi tiếng nhất ở nội thành Hà Nội đã bắt đầu mở cửa để phục vụ khách đến mua hàng.
Chị Phương đã bán vải trên phố hơn chục năm nay. Cửa hàng nhà chị có lợi thế nằm ngay đầu phố, vì vậy luôn được đón những vị khách ghé chợ từ sáng sớm.
Mặc dù ở xa, nhưng bà Dung là khách hàng quen thuộc của chợ vải này nhiều năm nay.
Chợ vải này nổi tiếng bởi nhiều loại vải có chất lượng, mẫu mã phong phú, màu sắc đa dạng, giá cả cũng hợp lý. Vậy nên nơi đây luôn là địa điểm lựa chọn của nhiều khách hàng ở các độ tuổi và sở thích khác nhau.
Ngay gần chợ vải Phùng Khắc Khoan là chợ Hôm Đức Viên. Đây cũng là nơi kinh doanh đa dạng các mặt hàng vải vóc, quần áo thời trang, giầy dép.
Chị Nga bán vải trên chợ Hôm. Thường thì khoảng 9-10h chị mới đến chợ bởi lượng khách thường sẽ tập trung đến mua nhiều vào tầm trưa..
Tuy nằm trên tầng 2, các quầy hàng vải trong chợ vẫn có khá nhiều khách quen tìm đến mua hàng, vì chất lượng và mẫu mã vải ở đây khá uy tín.
Người bán vải ở đây cũng có gu thẩm mỹ và bắt kịp xu thế nên nhiều khách hàng cũng thích tìm đến đây để được tư vấn chọn lựa.
Đa số các cửa hàng trong chợ Hôm đều có không gian khá khiêm tốn, nhưng lúc nào cũng ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ.
Khách vừa rời đi, người bán sẽ nhanh chóng xếp lại ngay ngắn các súc vải đã dỡ ra cho khách xem.
Cuối năm, chợ vải luôn đông đúc hơn các tháng trong năm.
Chị Nga cũng bận rộn hơn với việc tư vấn cho khách.
Với những người bán hàng lâu năm như chị, việc cập nhật các xu hướng thời trang luôn cần thiết nhất là khi khách hàng ngày càng kỹ tính hơn.
Những ngày cuối năm ở chợ vải đã có tuổi đời hơn 70 năm này luôn xôn xao tiếng trao đổi của người bán – người mua, tiếng trò chuyện của bạn hàng.
Tất cả đã tạo nên một lát cắt không thể thiếu trong nhịp sống của người Hà Nội.
Bảo tàng Sinh học, Đại học Tổng hợp (nay là Trường Đại học Khoa học Tự nhiên) được thành lập năm 1926. Đây là Bảo tàng Sinh học đầu tiên của Đông Dương. Trong dịp Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024, lần đầu tiên, Bảo tàng đặc biệt này mở cửa cho người dân tham quan.
Không phải ngẫu nhiên mà Hà Nội được gọi là đất Kẻ Chợ. Theo các ghi chép lịch sử, thành Đại La từ xưa là một khu chợ của cả lưu vực sông Hồng, vậy nên người dân khắp nơi đổ về đây trước hết là để buôn bán, dần dần về sau, họ lập thành các phường nghề, rồi làng nghề và hình thành nên các con phố "hàng" trên mảnh đất Kinh kỳ.
Bà con tại xã Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Nội tất bật với công việc làm miến rong để chuẩn bị cho nhu cầu thực phẩm ngày Tết của người dân, công việc làm miến dù vất vả nhưng đã trở thành nhịp sống quen thuộc của người dân nơi đây.
Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chính là một trong những nơi lưu giữ mảnh ghép quá khứ không thể thiếu của người dân nước Việt và nhờ những mảnh ghép ấy mà chúng ta có được ngày hôm nay.
Chụp ảnh đường phố Hà Nội là cách để những người vừa có đam mê với nghệ thuật nhiếp ảnh, vừa có tình cảm với mảnh đất Thủ đô ghi lại những khoảng khắc đời thường nhất của cuộc sống hàng ngày.
Không cần phải đợi đến Tết, món bánh chưng rán mâm mang hương vị tuổi thơ của nhiều người giờ đây có thể được thưởng thức mọi lúc, nhưng ngon nhất là trong thời tiết se lạnh của Hà Nội dịp này.
0