Di chúc Bác Hồ - Giá trị lịch sử và thời đại
Đây là văn kiện vô giá, là kim chỉ nam cho dân tộc Việt Nam trên con đường đi tới để thực hiện điều mong muốn cuối cùng của Người là: “Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết, phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”.
Trong suốt cuộc đời hoạt động vì nước, vì dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành cho Thủ đô Hà Nội những tình cảm đặc biệt. Hà Nội cũng là nơi gắn với những dấu mốc quan trọng trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người. Hà Nội cũng là nơi yên nghỉ cuối cùng của Người trong niềm tiếc thương vô hạn của đồng bào, chiến sĩ. Trong lễ truy điệu chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 9/9/1969, điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng do Bí thư thứ nhất Lê Duẩn đọc đầy xúc động và tự hào.
Trước lúc đi xa, Người để lại bản di chúc, một văn kiện lịch sử vô giá cả về lý luận và thực tiễn. Bản di chúc lịch sử ấy - đơn giản chỉ là mấy lời ghi lại tóm tắt vài việc - như Chủ tịch Hồ Chí Minh nói, nhưng chứa đựng sự tổng kết lớn lao vĩ đại của người anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hóa kiệt xuất, một trí tuệ mẫn tiệp, tầm nhìn xa trông rộng của Người đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta.
Ts. Chu Đức Tính, nguyên Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh, cho biết: ''Bác đánh giá rất chính xác những cái đã qua của đất nước ta và Bác vạch ra một hướng tương lai, đó là chúng ta cần làm một cuộc cách mạng, cuộc cách mạng đó phải huy động được sức mạnh của toàn Đảng, toàn dân, sự sự lãnh đạo của Đảng là một cuộc đổi mới, cải tạo cực lớn, và cuộc cách mạng đó chỉ có một đường lối duy nhất đó là Đảng lãnh đạo và dựa vào sức mạnh tổng hợp của toàn dân. Đây là một bản tổng kết lịch sử và định hướng tương lai, chúng ta tìm thấy ở đây tất cả những điều cho chúng ta phát triển đất nước hôm nay''.
Di chúc là công trình lý luận về xây dựng đảng cầm quyền, là tư tưởng đạo đức lớn về chăm lo cho con người. Di chúc là tác phẩm bàn về xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. PGS. Ts Vũ Văn Phúc, Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương, chia sẻ: ''Trong di chúc của Bác, Bác rất quan tâm đến vấn đề xây dựng tổ chức cơ sở đảng và Bác coi là nếu như các tổ chức cơ sở đảng, nhất là chi bộ mà tốt thì toàn đảng ta tốt, và muốn chi bộ tốt thì mỗi đảng viên phải tốt. Mỗi đảng viên tốt, chi bộ tốt thì toàn đảng sẽ tốt. Có thể nói là đọc lại di chúc của Bác sau 55 năm thực hiện, chúng ta thấy di chúc của Bác vẫn là một di sản vô cùng quý báu của Đảng ta về công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng''.
Đã 55 năm trôi qua kể từ ngày Bác kính yêu đi xa, nhưng những chỉ dạy, những lời dặn dò của Người vẫn luôn được các thế hệ người Việt Nam ghi nhớ và thực hiện. Với riêng Thủ đô Hà Nội, những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn được Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô xác định là kim chỉ nam, ngọn đèn soi sáng trong quá trình đổi mới và phát triển.
Với mong muốn bảo tồn di sản và phát huy, ứng dụng các giá trị văn hóa Việt vào đời sống hiện đại, cuộc Triển lãm với tên gọi “Tôn cựu, nghênh tân” đang diễn ra tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cũ, 46 Hàng Bài.
Liên hoan Ẩm thực quốc tế 2024 với chủ đề "Gastronomy of Unity - Ẩm thực kết nối" sẽ diễn ra trong hai ngày 7 và 8/12, tại khu Ngoại giao Đoàn - 298 Kim Mã, Hà Nội.
Làng cổ Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, vẫn còn lưu giữ được những truyền thống và nét dấu xưa đặc trưng của người Hà Nội.
Nghề giày da ra đời không chỉ là để đáp ứng nhu cầu thiết thực, mà còn mang đậm dấu ấn của từng nền văn hóa. Từ những chiếc dép lá đơn sơ của người Việt, đến những đôi giày da tinh xảo của người Ý, mỗi đôi giày đều là một câu chuyện lịch sử.
Làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề lụa nổi tiếng với hơn 1000 năm tuổi, lưu giữ tinh hoa văn hóa qua từng sợi tơ, là biểu tượng của sự khéo léo, sáng tạo và tình yêu bất tận với nghề truyền thống.
Chùa Vạn Niên, ngôi chùa cổ hơn 1.000 năm tuổi nằm yên bình bên bờ hồ Tây đang là một điểm đến hấp dẫn tại Hà Nội.
0