Di chuyển xanh, hướng đi phù hợp cho giao thông Hà Nội

Tại TP. Hà Nội nói riêng và nước ta nói chung, phương tiện cơ giới cá nhân hiện vẫn được sử dụng phổ biến, tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông và gia tăng ô nhiễm môi trường. Theo các chuyên gia, để xây dựng Hà Nội trở thành thành phố thông minh, an toàn thì việc thay đổi thói quen, ưu tiên sử dụng giao thông công cộng và các phương tiện ít phát thải là xu thế tất yếu.

Năm 2021 được coi là năm khởi đầu của “giao thông xanh” khi xe buýt điện và tàu điện trên cao cùng được đưa vào hoạt động. Trong đó, tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông là thành quả sau hơn 10 năm khởi công xây dựng, người dân mong chờTừ đó, tàu sắt trên cao đã phần nào thay đổi thói quen tham gia giao thông công cộng của nhân dân. Đồng thời góp phần giảm ùn tắc, tiến tới hạn chế phương tiện cá nhân, và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Người dân lựa chọn đi tàu điện Cát Linh- Hà Đông nhiều hơn

Cùng với đó, xe buýt điện sử dụng năng lượng sạch, không phát khí thải, không gây ô nhiễm tiếng ồn. Đến nay, xe buýt điện đã phục vụ 44 triệu hành trình di chuyển, khả năng bảo vệ môi trường tương đương một triệu cây xanh. Nhiều chuyên gia cho rằng, xe buýt điện đã đánh dấu một bước phát triển mới của mạng lưới xe bus Thủ đô và tạo ra bước ngoặt trong quá trình xây dựng hệ thống giao thông xanh.

Xe bus điện của Vinfast

Từ ngày giao thông công cộng phát triển, anh Trần Đức Kiên, nhân viên văn phòng, đã hạn chế tối đa các phương tiện cá nhân của mình. Hầu hết các hoạt động trong ngày, anh Kiên đều lựa chọn xe đạp công cộng. Anh Trần Văn Kiên - Quận Ba Đình, Hà Nội cho biết: "Tôi chuyển từ phương tiện cá nhân sang xe đạp công cộng vì di chuyển nhanh, bảo vệ môi trường."

Trạm xe đạp công cộng phố biến tại Hà Nội

Các trạm xe đạp công cộng được bố trí gắn kết với các điểm dừng xe buýt, công viên, các điểm du lịch, bảo đảm cho người dân có thể đi bộ để tiếp cận dịch vụ thuận lợi. So với việc di chuyển bằng phương tiện cá nhân như ô tô, xe máy, việc đạp xe với quãng đường kể trên giúp giảm phát thải tương đương với gần 9 nghìn cây xanh, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động và đa dạng hóa lĩnh vực vận tải hành khách công cộng trên địa bàn Hà Nội.

Mục tiêu phát triển bền vững hay phát thải bằng không vào năm 2050 không chỉ phụ thuộc vào công nghệ mà còn phụ thuộc vào đầu tư hạ tầng. Tuy nhiên với tốc độ đổi mới và quyết tâm xây dựng Thủ đô văn minh và hiện đại như hiện nay, giao thông xanh đang ở tương lai rất gần. Đây cũng là xu thế tất yếu trong sự phát triển của đất nước.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 22/12, tuyến Metro số 1 đã chính thức vận hành trong niềm hân hoan của chính quyền và người dân TP.HCM, đánh dấu cột mốc quan trọng trong quá trình hiện đại hóa hệ thống giao thông công cộng của thành phố.

Chịu ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ sẽ mưa lớn tuần tới, trong khi đó miền Bắc mây nhiều và tiếp tục lạnh.

Sáng 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác của Trung ương đã dự Lễ khánh thành dự án tái thiết khu dân cư thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên; thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc và thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai - nơi vào tháng 9/2024 xảy ra thảm hoạ lũ quét, sạt lở đất do bão số 3 gây ra, làm hàng chục người dân thiệt mạng, hàng chục ngôi nhà bị vùi lấp, cuốn trôi.

Sáng nay (22/12), tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh, Metro Bến Thành - Suối Tiên chính thức được đưa vào khai thác thương mại.

Bộ Giao thông Vận tải vừa trình Chính phủ dự thảo Nghị định quy định về hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe, cùng với đề xuất sửa đổi quy định về sân tập lái xe.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký Công văn số 4291/UBND-ĐT về việc nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Trong đó, đặc biệt xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên vi phạm pháp luật về giao thông.