Di dời các trường đại học, cao đẳng ra ngoại thành | Hà Nội tin mỗi chiều
Không khó để nhận thấy rằng việc tắc nghẽn giao thông tại Hà Nội trong những năm gần đây là do dân số cơ học tăng nhanh. Một phần nguyên nhân của tình trạng này do quy mô sinh viên của các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tăng mạnh. Do đó, việc di dời các trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) ra khỏi nội đô là vấn đề cấp bách không kém việc đưa các cơ sở sản xuất công nghiệp ô nhiễm ra khỏi các khu dân cư.
Được coi là tuyến đường có mặt cắt ngang rộng nhất Hà Nội, nhưng vào giờ cao điểm tuyến đường Nguyễn Trãi lại luôn ở trong tình trạng ùn ứ, lộn xộn. Chỉ dài hơn 1km trên đoạn từ Nhà máy thuốc lá Thăng Long đến siêu thị Co.opmart đã phải “gánh” đến 7 trường ĐH lớn (ĐH KHXH&NV, ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Hà Nội, Học viện An ninh, Học viện Bưu chính viễn thông…)
Bình quân mỗi trường ĐH ở thủ đô có khoảng 10.000 sinh viên (ĐH, sau ĐH và các loại hình đào tạo khác). Vào giờ cao điểm tất cả cùng đổ về cổng trường tham gia giao thông khiến tuyến đường luôn rơi vào tình trạng quá tải nặng nề. Tình trạng ùn tắc tương tự cũng xảy ra với nhiều tuyến phố, nút giao thông đang có nhiều trường ĐH, CĐ lớn như: tuyến đường Xuân Thủy - Cầu Giấy, tuyến đường Tây Sơn - Chùa Bộc, đường Giải Phóng, phố Chùa Láng.
Cách đây chục năm, Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội (Bộ Xây dựng) đã đề xuất di dời một số trường đại học khỏi nội đô, nhưng đến nay chưa thực hiện được. Thiếu quỹ đất, nguồn lực, cơ chế, quyết tâm... là những nguyên nhân chính khiến đề xuất này chậm tiến độ.
Hà Nội hiện có 96 trường đại học, cao đẳng. Sớm nhìn ra áp lực dân cư khu vực này, từ năm 2010 - 2011, Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội (Bộ Xây dựng) đã đề xuất di dời 12 trường đại học, cao đẳng ra khỏi nội đô. Đến nay, mới có Trường Đại học Y tế Công cộng được di dời, 11 trường còn lại trong danh sách vẫn ở nguyên vị trí. Chuyện di dời còn nhiều ý kiến, quan điểm. Có người cho rằng, thủ đô các nước như Paris, Washington, London…vẫn duy trì trường đại học với mật độ và quy mô nhất định.
Ý kiến khác lại đưa ra vai trò dẫn dắt hệ sinh thái phát triển kinh tế - xã hội nên việc duy trì trường đại học tại Thủ đô một cách hợp lý cũng tạo đà cho phát triển kinh tế - xã hội - văn hóa. Do đó, việc di dời không nên cứng nhắc mà cần nghiên cứu giải pháp hài hòa giữa điều kiện và vai trò của giáo dục đại học và cao đẳng trong phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội Thủ đô.
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc di dời các trường đại học ra khỏi nội thành sẽ phá vỡ cấu trúc nền kinh tế vi mô của các quận nội thành, tạo ra tác động rất lớn cư dân và các cơ sở sản xuất và kinh doanh trong nội thành. Khi các trường di dời ra khỏi nội thành thì số nhân công thời vụ và các khoản doanh thu do tiêu dùng của sinh viên mang lại cũng sẽ rời khỏi nội thành Hà Nội. Nhiều hộ kinh doanh và doanh nghiệp nhỏ sẽ phá sản vì mất đi khách hàng chính của mình mà hầu như không có cơ hội điều chỉnh hoạt động kinh doanh.
Chuyển các trường đại học từ nội đô ra ngoại thành xa cũng sẽ làm giảm cơ hội làm thêm của sinh viên dẫn đến sự hấp dẫn của các trường đại học Hà Nội sẽ giảm sút, sinh viên sẽ tìm kiếm cơ hội học tập và làm việc ở các thành phố khác. Các đối tác của các trường đại học cũng sẽ có điều chỉnh mối quan hệ nếu như khoảng cách đi lại sẽ trở thành hạn chế của việc triển khai các hoạt động hợp tác. Giảng viên cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì thay đổi phương thức di chuyển, mất thời gian di chuyển và đảo lộn sinh hoạt gia đình. Các nhà cung cấp dịch vụ cũng sẽ tăng chi phí cung ứng dịch vụ và như vậy làm tăng khoản chi của các trường đại học.
Thực tế cho thấy, quy hoạch di dời để giảm tải cho trung tâm đô thị một cách hợp lý là việc cần làm. Hiện 4 quận lõi của thành phố Hà Nội có tới 26 trường đại học. Tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục - Đào tạo là từ 55 đến 85 mét vuông đất/một sinh viên. Thế nhưng con số này ở nhiều trường nội đô chỉ là dưới 1m2. Để di dời trường đại học khỏi nội đô, thành phố Hà Nội đã bố trí quỹ đất ở các đô thị vệ tinh như Sóc Sơn, Sơn Tây, Gia Lâm, và Hòa Lạc… Quy hoạch chung là như vậy, nhưng quy hoạch chi tiết lại chưa có, thì các trường sẽ không có quỹ đất sạch để kêu gọi đầu tư chứ chưa nói đến lộ trình di dời. Đại học Quốc gia Hà Nội là một ví dụ về di dời khỏi nội đô. Hành trình này cũng mất tới 20 năm. Theo các chuyên gia, thiếu quỹ đất, thiếu nguồn lực, thiếu cơ chế là những nguyên nhân chính làm chậm tiến độ.
Vấn đề đặt ra, để di dời trường đại học ra khỏi nội đô, cần xây dựng khu đô thị đại học đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đồng bộ về cơ sở vật chất và công nghệ; khuôn viên học tập và sinh hoạt được thiết kế hiện đại, thoáng đãng, kết hợp giữa không gian tự nhiên và tiện nghi. Sinh viên cần học tập trong môi trường đủ điều kiện về: Chỗ ở nội trú, học tập, thể dục thể thao, văn hóa, tham gia câu lạc bộ và đặc biệt phải đảm bảo an toàn, an ninh, trật tự.
Một lãnh đạo trường đại học đã chia sẻ, trường có khuôn viên vô cùng chật chội trong khi quy mô tuyển sinh ngày càng tăng đã ảnh hướng lớn đến hoạt động đào tạo. Để phục vụ cho hoạt động giáo dục hiệu quả, chất lượng thì trường phải thuê nhiều địa điểm bên ngoài để dạy học. Thực tế, trường đại học nào cũng có mong muốn có cơ ngơi đáp ứng tốt yêu cầu ngày càng cao về chất lượng đào tạo. Nhưng việc này chưa thể thực hiện do việc cấp đất để di dời và nguồn kinh phí xây dựng trường mới vẫn đang là vấn đề nan giải, mà các trường không thể tự chủ.
Nhiều nhà giáo dục và quy hoạch đô thị cho rằng, di dời trường đại học ra khỏi nội đô không có nghĩa loại bỏ các trường đại học ở trung tâm, mà tiếp tục giữ lại cơ sở cũ làm nơi đào tạo chất lượng cao, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, khởi tạo, khu vực học tập của sinh viên được chuyển lên cơ sở thứ hai./.
Đó là một đêm dài với thành phố Hà Nội. Rất nhiều lực lượng cứu hộ, cứu nạn và y tế đã được huy động để nỗ lực dập tắt vụ hoả hoạn xảy ra ở số 258 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm. Trước ngọn lửa dữ, đã có nhiều người không thể thoát thân. Một vụ cháy khiến nhiều người bàng hoàng, đau xót và cả phẫn nộ. Từ sáng sớm tới tận chiều muộn, ở đâu người ta cũng theo dõi tin tức về vụ việc này.
Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 không chỉ là sân chơi lớn cho các quốc gia, doanh nghiệp trong lĩnh vực quốc phòng mà còn là cơ hội để Việt Nam ta thể hiện năng lực tổ chức và khẳng định vai trò, sức mạnh quân sự Việt Nam trên trường quốc tế.
Theo Thông tư 47/2024 của Bộ Giao thông Vận tải (có hiệu lực từ 1/1/2025), quy định xe mô tô, xe gắn máy có tuổi đời từ 5 đến 12 năm phải kiểm định khí thải hai năm một lần, xe trên 12 năm tuổi phải kiểm định hàng năm.
Hơn một tháng nữa, Tết đến xuân về. Những trận mưa phùn cuối tuần trước cộng với tiết trời lạnh đặc trưng của mùa đông, mầm xanh trên cành đào bừng tỉnh, báo hiệu người dân đã sẵn sàng cho vụ Tết đang cận kề. Ở những làng hoa ven đô như Tây Tựu, Ngọc Hà từng tốp người chăng đèn sưởi ấm cho hoa để phục vụ nhu cầu chơi Tết của người Hà Nội.
Là một người yêu Hà Nội, hẳn chúng ta luôn thấy hạnh phúc vì những thứ mình đang có và cả những thứ Thành phố này đem lại cho mình. Ở Hà Nội, ta sẽ quen với cảm giác được thức giấc bởi tiếng loa phường thân thuộc chào ngày mới "Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội".
Những ngày vừa qua, dư luận không khỏi hoang mang khi đọc tin về vụ TikToker Phó Đức Nam (biệt danh Mr.Pips) và Lê Khắc Ngọ (biệt danh Mr Hunter) đã trở thành tác giả của một vụ lừa đảo "vô tiền khoáng hậu" tại Việt Nam và có lẽ cũng là hiếm có trên thế giới. Câu hỏi đặt ra liệu đâu đó còn những Mr.Pips tương tự như thế nữa không?
0