Đi đúng luật để không bị xử phạt | Hà Nội tin mỗi chiều
Theo quy định mới, có ba nhóm hành vi tăng mức xử phạt, trong đó: nhóm đầu tiên là xâm phạm trật tự quản lý Nhà nước như dùng biển số giả, che biển số; nhóm thứ hai là cố ý vi phạm, làm xấu văn hóa giao thông như vượt đèn đỏ, đi ngược chiều; nhóm thứ ba là nhóm hành vi gây ra tai nạn giao thông.
Cụ thể hơn việc mở cửa, để cửa ô tô mở không bảo đảm an toàn gây tai nạn giao thông sẽ bị phạt 20 - 22 triệu đồng (mức phạt hiện hành 400.000 - 600.000 đồng). Hay hành vi không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, vượt đèn đỏ, đi ngược chiều sẽ bị phạt 18 - 20 triệu đồng (mức phạt hiện hành từ 4 - 6 triệu đồng).
Từ mấy ngày nay, trên nhiều diễn đàn, người ta thảo luận sôi nổi về mức phạt mới này. Có người nói, số tiền bị phạt có thể “bay cả tháng lương”. Số khác thì nói: “Phạt nặng cũng được nhưng cũng cần rà soát cho hợp lý. Nhất là với lỗi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu”.
Cách đây 5 năm, Nghị định số 100 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt được ban hành vào ngày 30/12/2019. Quy định này có hiệu lực chỉ hai ngày sau đó (từ 1/1/2020) cũng xảy ra tranh cãi thời điểm áp dụng quá gấp gáp, nhiều người bất ngờ. Đại diện Tổng cục Đường bộ Việt Nam khi đó giải thích vì tính chất cấp thiết liên quan đến tình hình tai nạn giao thông nên Chính phủ đã cho phép xây dựng dự thảo theo trình tự rút gọn.
Và có thể thấy rằng, sau một thời gian Nghị định 100 ra đời - tăng mức xử phạt liên quan đến nồng độ cồn đã thực sự kéo giảm tai nạn giao thông. Giờ thì ai đó muốn vui một chút, họ cũng đã có xe taxi đưa về tận nhà hoặc chí ít, có người thân tới đón về. Vui có chừng, chính là ở điểm này! Và khi quy định đã đi vào đời sống, các vi phạm đều được xử lý theo tinh thần thượng tôn pháp luật, không có ngoại lệ, không có quen biết, xin xỏ, từ đó góp phần hình thành nếp văn hóa mới, tích cực hơn: "đã uống rượu bia thì không lái xe".
Quay lại với Nghị định 168 sẽ bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025. Mức phạt hàng chục triệu đồng với một hành vi vi phạm giao thông có thể "mất vài tháng lương", thậm chí bằng 1/4 hay 1/3 giá trị của phương tiện vi phạm. Mức phạt nặng là hình thức răn đe mạnh mẽ, quyết liệt để giúp bức tranh giao thông năm mới thêm ổn định, trật tự. Để không bị phạt, không còn cách nào khác là chúng ta phải chấp hành thật tốt quy định pháp luật, không vi phạm thì không phải nộp tiền.
Bên cạnh đó, việc tăng mức phạt cho các lỗi vi phạm như Nghị định 168 cũng rất cần thiết trong bối cảnh trật tự giao thông có chuyển biến nhưng còn nhiều vấn đề đặt ra. Đó là hạ tầng giao thông phát triển chưa tương xứng, tổ chức giao thông còn nhiều bất cập, tình trạng vi phạm giao thông còn phổ biến.
Vì vậy, theo đại diện Cục Cảnh sát giao thông, để lập lại trật tự an toàn giao thông đòi hỏi việc thực thi pháp luật nghiêm minh, chế tài đủ tính răn đe cũng như tiếp tục kéo giảm tai nạn.
TS Khương Kim Tạo, nguyên Phó chánh Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho rằng, tăng mức phạt tiền với các lỗi vi phạm có tính chất cố ý, nguy hiểm là hết sức cần thiết, nhằm bảo đảm mục tiêu cao nhất là an toàn tính mạng của người tham gia giao thông. Điều quan trọng là ý thức người lái xe cải thiện, vi phạm, tai nạn theo đó mà giảm. TS Khương Kim Tạo cũng kiến nghị Bộ Công an tăng cường tập huấn, hướng dẫn cho lực lượng thực thi nhiệm vụ để quá trình xử lý đảm bảo khách quan, minh bạch.
Theo luật sư Đặng Văn Cường - Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội, hiện nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang áp dụng chế tài rất mạnh, thậm chí là xử lý hình sự (dù chưa xảy ra hậu quả) đối với nhiều hành vi của người tham gia giao thông. Đơn cử như hành vi đi ngược chiều trên đường cao tốc, vượt đèn đỏ, không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển phương tiện giao thông, vi phạm nồng độ cồn ở mức cao. "Việc tăng chế tài sẽ tạo tính răn đe và phòng ngừa, từ đó nhiều người sẽ biết sợ mà không dám vi phạm nữa", luật sư Cường nhìn nhận.
Năm mới 2025 đang cận kề. Nghị định mới cũng sắp bắt đầu được thực thi, rất mong với thông tin trên, mọi người sẽ cùng nhắc nhau: Tham gia giao thông đúng luật và an toàn.
Hà Nội gỡ vướng cho ba dự án chậm triển khai; Xuất nhập khẩu 2024 cán mốc kỷ lục 800 tỷ USD; Khách du lịch đến Hà Nội dịp Tết Dương lịch tăng; Tai nạn máy bay ở Mỹ, 20 người thương vong;... là một số nội dung đáng chú ý trong chương trình hôm nay.
Trưa nay 3/1, nắng lên nhanh và mạnh hơn làm tan lớp sương mù, nhiệt độ cũng tăng nhanh lên mức 23-24 độ và có xu hướng tiếp tục tăng thêm.
Hà Nội các phường, xã mới bảo đảm hoạt động ổn định, thuận lợi cho người dân; Thủ phủ hoa Tây Tựu tất bật chuẩn bị cho vụ Tết; Việt Nam phấn đấu lọt top 10 nước có hệ thống giáo dục đại học tốt nhất châu Á; Cảnh sát Hàn Quốc thực thi lệnh bắt Tổng thống Yoon Suk Yeol;... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin ngày hôm nay.
Đan Mạch mong muốn hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi xanh; Cấp thiết có quy chuẩn đồng nhất trạm sạc xe điện; Hàn Quốc thi hành lệnh bắt giữ Tổng thống... là một số thông tin đáng chú ý trong Chương trình Thời sự 9h00 hôm nay.
Việc gia nhập Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO không chỉ giúp Hà Nội quảng bá văn hóa và sáng tạo nghệ thuật, mà còn thúc đẩy các ngành công nghiệp sáng tạo, từ đó tạo ra cơ hội hợp tác quốc tế và nâng cao vị thế của thành phố trên thế giới.
Tại một số làng nghề đã xảy ra các vụ cháy gây thiệt hại không nhỏ tài sản của người dân. Nguy cơ cháy nổ càng tăng cao trong thời điểm hanh khô như hiện nay, đòi hỏi chính quyền địa phương cần tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức phòng cháy chữa cháy của từng hộ gia đình.
0