Đi làm bằng đường sắt trên cao
Mỗi ngày 30.000 lượt người dân Hà Nội đi làm bằng đường sắt Cát Linh - Hà Đông
Sử dụng phương tiện công cộng chưa phải thói quen của đa phần người dân Hà Nội. Song hiện nay nhiều người đang dần cảm nhận được sự tiện lợi, văn minh của các loại hình phương tiện công cộng. Theo thống kê sơ bộ, tuyến đường sắt đô thị 2A Cát Linh - Hà Đông đã vận hành an toàn hơn 15 triệu lượt hành khách. Trung bình mỗi ngày, tuyến đường sắt này vận chuyển khoảng 30.000 lượt hành khách.
Tuyến đường sắt Cát Linh-Hà Đông có chiều dài 13 km với 12 ga đưa đón khách, trên lộ trình Cát Linh - La Thành - Thái Hà - Láng - ĐH Quốc gia - Vành đai 3 - Thanh Xuân - Bến xe Hà Đông -Trung tâm Hà Đông - La Khê - Văn Khê - Bến xe Hà Đông mới và khu Depost). Cứ cách 6 phút có một chuyến tàu. Đúng giờ, nhanh chóng và thuận tiện là lý do ngày càng nhiều người dân Hà Nội lựa chọn di chuyển bằng phương tiện này
Hiện đại và văn minh, đường sắt Cát Linh - Hà Đông đang góp phần thay đổi thói quen đi lại của người dân, từng bước hạn chế xe cá nhân và giảm ùn tắc giao thông đô thị.
Những phương tiện kết nối với 12 ga đường sắt Cát Linh - Hà Đông
Nếu như năm 2021 (năm đầu tiên đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông) đi vào hoạt động thì trung bình mỗi ngày, tuyến vận chuyển trên 15.600 hành khách. Nhưng sang đến năm 2022, con số này tăng lên gần 22.500 hành khách/ngày và tới năm 2023 này thì số lượng người Hà Nội sử dụng tuyến đường sắt này đã lên tới khoảng 30.000 hành khách/ngày. Nếu như thời gian đầu chủ yếu là những người đi trải nghiệm thì đến nay 70% khách sử dụng vé tháng, trong đó hầu hết là những người đi làm, đi học và số ít đi lại với mục đích khác. Đường sắt Cát Linh - Hà Đông đang từng bước được người dân Hà Nội đón nhận và dành nhiều tình cảm tích cực.
Để khai thác hiệu quả hơn đường sắt đô thị, các đơn vị chức năng của Hà Nội đã bố trí 65 vị trí điểm dừng xe buýt dọc lộ trình tuyến; có 63 tuyến xe buýt kết nối dọc và kết nối ngang làm nhiệm vụ gom và giải tỏa hành khách cho tuyến đường sắt đô thị.
Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đang điều chỉnh các tuyến buýt trùng lộ trình trên tuyến đường sắt để đảm bảo xe buýt gom khách và giải tỏa tại các nhà ga, bố trí thêm điểm xe đạp công cộng để người dân tiện lợi sử dụng.
Đi tàu điện giờ đây với nhiều người, còn là trải nghiệm thú vị để ngắm nhìn thành phố từ trên cao, không khói bụi, ngột ngạt, thậm chí tránh được tình trạng ô nhiễm không khí nặng những ngày qua ở Hà Nội.
Đến nay, sau hơn hai năm hoạt động, mặc dù còn nhiều điểm cần phải hoàn thiện song đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông vẫn là một trong những điểm nhấn về giao thông được nhiều người dân lựa chọn sử dụng, là công cụ hữu hiệu để giảm thiểu xe cá nhân, trở thành phương tiện giao thông hiệu quả xuyên tâm thành phố, góp phần giảm ùn tắc giao thông hiệu quả cho thành phố.
Trung Quốc - cường quốc về giao thông đường sắt
Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông là tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Việt Nam. Dự án sử dụng vốn ODA Trung Quốc, tàu được thiết kế theo công nghệ tiên tiến của nước bạn. Không chỉ là một trong những công trình tiêu biểu của Thủ đô mà còn là hình ảnh thu nhỏ của tình hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc.
Trung Quốc hiện là một trong những cường quốc của thế giới trong lĩnh vực đường sắt cao tốc, và xếp vị trí thứ 2 trên bản đồ quốc tế về tổng độ dài đường sắt nói chung. Hệ thống đường sắt tiên tiến không chỉ giúp kết nối giao thông trong nước và vươn ra thế giới, góp phần thúc đẩy kinh tế Trung Quốc phát triển vượt bậc.
Nhờ có tàu cao tốc, thời gian và cả chi phí đi lại của nhiều người dân Trung Quốc đã giảm một nửa. Không phải lo lắng về thời tiết hay tắc đường. Đường sắt cao tốc đã trở thành phương tiện đi lại phổ biến của mọi người dân.
Để có mạng lưới đường sắt phát triển như hiện nay, Trung Quốc đã tăng cường đổi mới khoa học và công nghệ xây dựng đường sắt hiện đại, cải cách cơ cấu vận tải và tài chính đầu tư đường sắt, mở rộng các nhà ga ra những vùng ngoại thành và nông thôn. Trong một thập kỷ qua, đường sắt cao tốc đã trở thành lĩnh vực đầu tư chiến lược của Trung Quốc.
Theo dữ liệu do Công ty tập đoàn đường sắt quốc gia Trung Quốc công bố, trong 10 năm qua, Trung Quốc đã đầu tư vào đường sắt 7,7 nghìn tỷ nhân dân tệ, gấp 1,9 lần so với thập kỷ trước; quãng đường vận hành đường sắt quốc gia đã tăng từ 98.000 km lên 155.000 km, tăng 58,6%. Riêng đường sắt cao tốc tăng từ 9.000 km lên 42.000 km, tăng 351,4%. Trong 10 tháng đầu năm 2023, Trung Quốc đã hoàn thành khoản đầu tư trị giá 572,6 tỷ nhân dân tệ vào hệ thống đường sắt, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thông qua hợp tác với các công ty đường sắt cao tốc nổi tiếng trên thế giới như Siemens, Alstom, Bombardier hay Kawasaki, Trung Quốc đã áp dụng công nghệ nước ngoài, đồng thời phát triển công nghệ của riêng mình, từ đó thành công trong việc tăng cường năng lực xây dựng đường sắt trong nước. Nhờ tự chủ trong học hỏi và kết hợp công nghệ nước ngoài vào hệ thống đường sắt của mình, Trung Quốc đã vươn lên trở thành cường quốc hàng đầu về đường sắt cao tốc trên thế giới.
Tại Việt Nam, tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông được đưa vào vận hành thương mại từ tháng 11/2019. Tư vấn thẩm định của Pháp đánh giá tuyến đường sắt này sử dụng công nghệ Trung Quốc rất hiện đại, có đầy đủ tiêu chuẩn kỹ thuật tương thích với tiêu chuẩn của Châu Âu.
Nguy cơ cháy luôn tiềm ẩn đối với nhà ở nhiều tầng, nhiều căn hộ, đặc biệt là nhà ở riêng lẻ kết hợp sản xuất, kinh doanh. Đây cũng là vấn đề được đại biểu Quốc hội đặc biệt quan tâm khi cho ý kiến vào Dự án Luật Phòng cháy chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn tại kỳ họp thứ 8 đang diễn ra.
Tính từ ngày 1/10/2023 đến ngày 30/9/2024, toàn quốc xảy ra 3.922 vụ cháy, thiệt hại về tài sản ước tính khoảng 460 tỉ đồng; trong đó, cháy tại nhà ở riêng lẻ, nhà ở kết hợp kinh doanh vẫn diễn biến phức tạp với 1.638 vụ, chiếm tỉ lệ cao (chiếm 41,8%).
Đi lùi, đi ngược chiều trên đường cao tốc và đề xuất tăng mức phạt đối với hành vi trên sẽ là chủ đề Talk cabin tuần này. Để hiểu rõ hơn về chủ đề trên, mời quý vị cùng theo dõi cuộc trò chuyện của phóng viên Duy Anh với anh Trần Anh Tuấn - thành viên cộng đồng Otofun.
Sau hai ngày chính thức mở cửa, bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam mới nằm trên địa bàn quận Nam Từ Liêm sẽ tạm dừng đón khách tham quan từ ngày mùng 3 đến hết ngày mùng 5/11 để phục vụ công tác tuyên truyền 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Bộ Công Thương vừa đưa ra cảnh báo người tiêu dùng về 3 rủi ro khi mua sắm các mặt hàng giá rẻ trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới chưa được cơ quan quản lý nhà nước cấp phép.
Vào lúc 12h03 phút ngày 2/11, ngành Đường sắt đã chính thức thông đường sau sự cố tàu hàng bị trật bánh khi qua đèo Hải Vân ở Đà Nẵng.
0