Đi lễ đầu xuân, nét đẹp văn hóa của người Việt

Đi lễ đền, chùa đầu năm là nét đẹp văn hóa của người Việt Nam nói chung và người dân Hà Nội nói riêng qua bao thế hệ. Người dân đi lễ không chỉ cầu nguyện điều may mắn, bình an cho bản thân, gia đình trong năm mới, mà còn là dịp để thưởng lãm cảnh đẹp, nét thanh tịnh tại chốn linh thiêng trong tiết xuân.

Phong tục lễ chùa đầu xuân tuân theo quy luật của tự nhiên “Xuân sinh, Hạ trưởng, Thu liễm, Đông tàng” (mùa xuân sinh sản, mùa hạ tăng trưởng, mùa thu thâu rút lại, mùa đông ẩn tàng, chất chứa...).

Trong sự chuyển vận tự nhiên của vạn vật, đất trời, thì việc lễ chùa vào mùa xuân vừa là khởi đầu của một năm, vừa là khởi đầu của sự sống.

Đi lễ đầu năm thường được bắt đầu ngày từ thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới và kéo dài đến hết tháng Giêng.

Đi lễ đầu năm thường được bắt đầu ngày từ thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới và kéo dài đến hết tháng Giêng. Sau khi đón giao thừa, nhiều gia đình ở Hà Nội thường đến một số chùa để cầu một năm mới an lành và hạnh phúc.

Theo phong tục, các ngôi chùa đều được mở cửa cả đêm giao thừa, mọi người có thể vào chùa làm lễ. Mỗi người đi lễ với những mục đích khác nhau, người thì cầu tài, cầu lộc, cầu duyên; người thì cầu bình an, sức khỏe cho bản thân và gia đình; người thì du ngoạn thưởng lãm cảnh đẹp, nét thanh tịnh chốn linh thiêng trong tiết xuân, tìm kiếm giây phút thư thái trong tâm hồn…

Người dân đi lễ không chỉ cầu nguyện điều may mắn, bình an cho bản thân, gia đình trong năm mới, mà còn là dịp để thưởng lãm cảnh đẹp, nét thanh tịnh tại chốn linh thiêng trong tiết xuân.

Đầu xuân năm mới, khi đến cửa Phật, cửa Thánh, hòa vào dòng người đi lễ, trong tiết trời se se lạnh, lất phất giọt mưa xuân, mỗi người trong chúng ta sẽ cảm nhận được sự giao hòa của trời - đất. Mùi khói nhang, sắc màu rực rỡ của đèn, hoa cùng với không gian thanh tịnh của chốn linh thiêng sẽ làm cho lòng người trở nên nhẹ nhàng, thanh thản.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Con phố Gầm Cầu Hà Nội giờ đây có phần yên ắng hơn, nhưng cũng mang đến sự gần gũi và ấm áp trong một không gian đặc biệt giữa lòng Thủ đô sôi động và náo nhiệt.

Cứ 7 giờ tối mỗi ngày, tiếng trống học bài lại vang lên qua Đài truyền thanh xã Vật Lai, huyện Ba Vì, nhắc nhở các em nhỏ tự giác ngồi vào bàn học.

Giữa lòng Hà Nội nhộn nhịp có không ít những trò giải trí cuối tuần dành cho giới trẻ, một trong số đó là đua xe Go Kart - một trải nghiệm tốc độ trên đường đua an toàn mang lại những điều bất ngờ cho người đam mê tốc độ.

Hoạt động văn hóa văn nghệ từ các khu dân cư ngày càng phát triển sôi nổi đã đem đến cho người dân đời sống tinh thần phong phú, góp phần xây dựng nếp sống văn minh và củng cố tinh thần đoàn kết, gắn bó cộng đồng dân cư trong xã hội hiện đại.

Vào mỗi buổi sáng, sữa đậu đã trở thành lựa chọn hàng đầu của người Hà Nội bởi sự bổ dưỡng và thơm ngon.

Việc làm gia sư tại nhà đã trở thành công việc quen thuộc với không ít người trẻ. Giữa bao hối hả ở Hà Nội, công việc gia sư tại nhà không chỉ là một nghề mà đã trở thành một phần quen thuộc và nhịp nhàng trong cuộc sống của những người trẻ.