Di sản: Điểm chạm kết nối quá khứ và hiện tại

Hà Nội sở hữu nhiều di sản giá trị. Việc tái tạo sức sống cho các di sản này sẽ đóng góp tích cực trong quá trình xây dựng và phát triển thành phố sáng tạo.

Trải qua hơn 80 năm, những vết đạn trên lan can Bắc Bộ Phủ (quận Hoàn Kiếm) vẫn còn đấy nhưng lại không có nhiều người chú ý đến. Tỉ mẩn tô hồng từng nét, đây là cách mà các kiến trúc sư cùng các bạn sinh viên trường Đại học Kiến trúc Hà Nội làm nổi bật lên những vết đạn, nhắc nhở về giá trị của quá khứ và mối liên kết với hiện tại.

Tòa nhà Viện Đại học Đông Dương gần 100 năm tuổi đã trở thành điểm đến nổi bật của thủ đô, đặc biệt với sự kiện triển lãm “Cảm thức Đông Dương”. Nơi đây không chỉ trưng bày các hiện vật, tài liệu về kiến trúc mà còn mang đến những góc nhìn mới lạ cho thế hệ trẻ, giúp họ hiểu thêm về nền văn hóa Đông Dương thời kỳ giao lưu Đông – Tây.

Họa sĩ Nguyễn Thế Sơn – Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, cho biết: "Khi lên những không gian như thế này vừa thấy kiến trúc phương Tây vừa phương Đông, tôn vinh những đồ án về mỹ thuật truyền thống Việt Nam từ rất là sâu cho đến trang trí phượng hoàng, họa tiết trên văn bia. Tôi muốn dành sự bất ngờ cho khan giả nghe câu chuyện về kiến trúc".

Hà Nội đang nỗ lực duy trì và phát huy những giá trị di sản độc đáo trong hành trình trở thành thành phố sáng tạo. Với sự kết hợp giữa bảo tồn và phát triển, Hà Nội hứa hẹn sẽ là nơi lý tưởng cho những ai yêu thích sự giao thoa giữa lịch sử và sáng tạo.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Phát huy truyền thống uống nước nhớ nguồn, nhân dân quận Ba Đình đã gìn giữ di tích đền Cống Yên và những giá trị văn hoá tinh thần của cha ông để lại.

Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 với rất nhiều hoạt động phong phú, mới lạ, không chỉ là nơi hội tụ mà còn lan toả mạnh mẽ tinh thần sáng tạo Thủ đô.

Ban Tổ chức ước tính đã có hơn 35.000 khách tham quan, trải nghiệm trên tuyến chính Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024. Đây là những khởi đầu ấn tượng trong chuỗi ngày hội của giới sáng tạo và những người yêu Hà Nội.

Nằm cách trung tâm Thủ đô Hà Nội khoảng 40km về phía Tây, đền Hát Môn, huyện Phúc Thọ, là một trong 3 ngôi đền thờ Hai Bà Trưng lớn và lâu đời nhất cả nước.

Những năm gần đây, chất liệu văn hóa dân gian nổi lên như một cảm hứng phong phú và hấp dẫn. Từ âm nhạc, thiết kế hội họa, đến phim ảnh, thời trang... văn hóa dân gian len lỏi vào, hồi sinh vẻ đẹp truyền thống.

Sáng nay, 13/11, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tiếp nhận tác phẩm hội họa của Vua Hàm Nghi “Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers)”, do hậu duệ 5 đời của nhà vua trao tặng và tổ chức toạ đàm, giới thiệu về sự nghiệp nghệ thuật của vua Hàm Nghi.