Di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi

Chiều 12/12, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với Thành ủy Hà Nội và Báo Nhân Dân tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi cho hôm nay” nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông.

Dự hội thảo có các đồng chí: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội; nhà báo Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam.

Chủ trì hội thảo có các đồng chí: PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, Chủ tịch Hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương; Tiến sĩ Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội; Quế Đình Nguyên, Phó Tổng Biên tập Báo Nhân dân. Cùng dự có Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải cùng các nhà khoa học, chuyên gia, nhà nghiên cứu, các văn nghệ sĩ và đại diện gia đình.

Nguyễn Đình Thi không chỉ là một nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ tài năng mà còn là một nhà quản lý văn hóa, văn nghệ tiêu biểu. Những đóng góp của ông trong vai trò lãnh đạo đã góp phần quan trọng trong việc định hình và phát triển nền văn hóa Việt Nam trong thời kỳ hiện đại.

Phát biểu chỉ đạo hội thảo, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh: Thông qua hội thảo, đội ngũ văn nghệ sĩ sẽ không ngừng được học hỏi, đúc rút những bài học quý báu từ các thế hệ đi trước để tiếp tục dấn thân, vững vàng và không ngừng phát triển trên hành trình sáng tạo.

Đồng chí đề nghị cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp tiếp tục quán triệt nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn nữa về vị trí, vai trò của văn hóa, văn học, nghệ thuật trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; luôn cổ vũ, khích lệ, động viên, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động văn hóa, văn học nghệ thuật, làm tốt hơn nữa công tác chính trị, tư tưởng đối với các văn nghệ sĩ. Phấn đấu sáng tạo nhiều hơn nữa những tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật, đồng hành với Đảng, Nhà nước và nhân dân bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Phát biểu chào mừng hội thảo, Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Hà Nội Nguyễn Văn Phong cho biết Hà Nội trân trọng những đóng góp to lớn của các nhà văn hóa, các văn nghệ sĩ, trong đó có nhà văn Nguyễn Đình Thi và những đóng góp của ông đối với Hà Nội.

Hội thảo là dịp để Đảng bộ thành phố Hà Nội có cơ hội trao đổi, thảo luận giới thiệu với các đại biểu Trung ương, các tỉnh, thành ủy bạn, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, chuyên gia hàng đầu trong nước trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ về mảnh đất, con người Thủ đô với truyền thống lịch sử và hiện tại cũng như nền văn học, nghệ thuật của Thủ đô.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Vừa qua, những tác phẩm đa phương tiện từ cuộc thi "Happy Việt Nam - Việt Nam hạnh phúc" do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức, đã cho thấy hiệu quả tích cực trong hành trình đưa hình ảnh Việt Nam đến gần hơn với bạn bè quốc tế.

Trong bất cứ bức ảnh xưa cũ nào về Hà Nội, cũng thấp thoáng có bóng cây cột điện đinh tán màu đen. Trong ký ức của nhiều người Hà Nội, những cây cột điện như người bạn thân thuộc gắn bó suốt một thời thơ ấu, cũng là nơi không ít mối tình chớm nở chọn làm nơi hẹn hò. Cột điện đinh tán hiện diện dần trở thành “mảnh hồn đô thị”.

Hôm nay 15/12 là ngày thành lập Hiệp hội UNESCO Hà Nội. 30 năm qua ghi dấu hành trình góp phần gìn giữ và lan toả sản văn hóa Thủ đô của 37 câu lạc bộ, trung tâm, đoàn nghệ thuật, hơn 1.500 hội viên trực thuộc Hiệp hội UNESCO Hà Nội.

Hiện nay, cả nước có hơn 40.000 di tích và khoảng gần 70.000 di sản văn hóa phi vật thể, trong đó có: 34 di sản đã được UNESCO ghi danh. Việt Nam được đánh giá là nước thành viên “hình mẫu” tham gia các Công ước của tổ chức UNESCO.

Những ngày qua, nhà sản xuất phim “Công tử Bạc Liêu” đã tổ chức Triển lãm mỹ thuật "Once Upon A Time In Indochine", trưng bày hàng loạt phục trang, đạo cụ tinh xảo từng xuất hiện trong bộ phim.

Hai làng nghề truyền thống Phúc Am (vàng mã) và Hạ Thái (sơn mài) tại xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, Hà Nội đang được Sở Du lịch Hà Nội phối hợp với các công ty lữ hành phát triển thành sản phẩm tour văn hóa di sản, hướng đến phục vụ du khách quốc tế.