Di sản về lý luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đi xa nhưng những tác phẩm, công trình, bài viết, bài phát biểu mà đồng chí để lại cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, cho cộng đồng khoa học Việt Nam và kho tàng tri thức của nhân loại sẽ mãi là tài sản vô cùng giá trị, đồng hành cùng với sự phát triển của đất nước và trường tồn cùng dân tộc.

Ngày 26/7 vừa qua, trong đau buồn và niềm tiếc thương vô hạn, chúng ta vĩnh biệt đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc, tài năng, người cộng sản kiên trung, trọn đời vì nước, vì dân.

Là người lãnh đạo với cương vị Tổng Bí thư của Đảng lãnh đạo và cầm quyền, có những năm còn giữ cương vị Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, đồng chí cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước phát triển cương lĩnh, đường lối đổi mới, cụ thể hóa, thể chế hóa thành chính sách, pháp luật, lãnh đạo, chỉ đạo sự nghiệp đổi mới, xây dựng, bảo vệ và phát triển toàn diện đất nước, hội nhập quốc tế.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc, tài năng, người cộng sản kiên trung, trọn đời vì nước, vì dân.  Ảnh: Báo Chính phủ.

Là nhà lý luận, hoạt động khoa học, đồng chí cùng Trung ương, Chính phủ thúc đẩy công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, phát triển và nhận thức rõ hơn cơ sở lý luận, khoa học của sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa trong điều kiện mới của đất nước và thời đại.

Trong sự nghiệp của mình, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã xuất bản hơn 40 cuốn sách.

Trong sự nghiệp của mình, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã xuất bản hơn 40 cuốn sách, trong đó đa phần là các bài viết khoa học lý luận chính trị.

Gần 30 năm công tác tại Tạp chí Cộng sản, trải qua nhiều công việc khác nhau, từ một cán bộ phòng tư liệu tạp chí lúc tuổi còn thanh niên cho đến khi trở thành Tổng Biên tập, đồng chí đã viết, biên tập hàng trăm bài báo, bài nghiên cứu lý luận chính trị, không chỉ bằng sự trải nghiệm, tri thức được tích lũy, mà còn hơn thế, đó là với niềm đam mê, ý thức trách nhiệm của một nhà khoa học, nhà báo tài năng.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dành nhiều thời gian, tâm huyết và trí lực cho công tác lý luận của Đảng.

Mấy năm nay, dù sức khỏe không còn được như trước, nhưng đồng chí Tổng Bí thư vẫn dành nhiều thời gian, tâm huyết và trí lực cho công tác lý luận của Đảng. Chuẩn bị cho việc xây dựng dự thảo các văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, đồng chí lưu ý rằng: “Nhiệm kỳ tới này có vấn đề gì mới? Phải chăng chúng ta cần tổng kết 40 năm đổi mới để luận giải sâu sắc về cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế của đất nước”.

Bà Phạm Thị Thinh – Phó Giám đốc Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật cho hay: “Với cuốn sách cuối cùng mà chúng tôi xin ý kiến là 'Chuẩn mực đạo đức cách mạng người đảng viên trong giai đoạn hiện nay'. Mặc dù trong những ngày cuối cùng sức khỏe của Tổng Bí thư đã yếu, nhưng khi chúng tôi xin ý kiến, Tổng Bí thư vẫn dành thời gian trả lời”.

Bàn về những vấn đề lý luận rộng, khó, phức tạp nhưng với cách trình bày đơn giản, diễn đạt dung dị, chắt lọc từ đời sống thực tiễn, mỗi tác phẩm của đồng chí Tổng Bí thư đều có sức thuyết phục, cảm hóa đặc biệt, lan tỏa mạnh mẽ trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Mỗi tác phẩm của đồng chí Tổng Bí thư đều có sức thuyết phục, cảm hóa đặc biệt, lan tỏa mạnh mẽ trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Về kinh tế, đồng chí khẳng định, việc đưa ra quan niệm phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đầy đủ, hiện đại và hội nhập, thực hiện công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển.

Thấm nhuần sâu sắc tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về “Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi”, đồng chí đã cùng với Đảng ta đề ra những quyết sách sáng suốt về chấn hưng nền văn hóa, xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, để văn hóa, con người thật sự trở thành nguồn lực, sức mạnh nội sinh và động lực quan trọng phát triển đất nước nhanh và bền vững.

Gần ba nhiệm kỳ qua, đồng chí Tổng Bí thư đã để lại dấu ấn hết sức nổi bật trong công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện; quyết liệt đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, theo phương châm “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”, đã được đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, ủng hộ.

GS.TS Tạ Ngọc Tấn - Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương. Ảnh: VGP.

GS.TS Tạ Ngọc Tấn - Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương chia sẻ: “Cái mà Tổng Bí thư nhấn rất mạnh là những giá trị mà xã hội đang thực hiện và đang hướng tới, là giá trị về con người, giá trị nền kinh tế phát triển chung vì sự tiến bộ của nhân loại, giá trị liên quan đến mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, và cuối cùng là mối quan hệ Nhà nước pháp quyền, lấy hạnh phúc của nhân dân làm mục tiêu”.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đi xa nhưng những tác phẩm, công trình, bài viết, bài phát biểu mà đồng chí để lại cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, cho cộng đồng khoa học Việt Nam và kho tàng tri thức của nhân loại sẽ mãi là tài sản vô cùng giá trị, đồng hành cùng với sự phát triển của đất nước và trường tồn cùng dân tộc.

GS-TS Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận T.Ư, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: Báo Tuổi Trẻ.

GS.TS Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận T.Ư, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cho hay: "Có hay không nền lý luận của cách mạng Việt Nam, lý luận về chủ nghĩa xã hội Việt Nam, thì với cuốn sách ‘Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam’ ta đã có câu trả lời rõ ràng là chúng ta có nền lý luận Việt Nam, của nhân dân Việt Nam".

Giải thưởng Lenin thể hiện sự trân trọng và ghi nhận đối với những đóng góp xuất sắc của đồng chí Nguyễn Phú Trọng.

Ông Leonid Kalashnikov - Phó Chủ tịch Đảng Cộng sản Liên bang Nga cho biết: “Giải thưởng Lenin thể hiện sự trân trọng và ghi nhận đối với những đóng góp xuất sắc của đồng chí Nguyễn Phú Trọng, đã đánh giá cao tại Nga và trên thế giới trong việc phấn đấu mang lại sự công bằng, nhân văn và tiến bộ xã hội vì sự nghiệp chủ nghĩa xã hội. Thành công của Việt Nam là minh chứng sôi động cho chủ nghĩa xã hội được hiện thực hóa”.

Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất – đó là lẽ sống mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chọn lựa cho riêng mình. Trong suốt cuộc đời cống hiến cho đất nước, cho nhân dân, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn giữ hình ảnh một con người giản dị, khiêm nhường, một tấm gương tiêu biểu trong học tập, rèn luyện theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 15/11, Ban Dân vận Trung ương tổ chức công bố quyết định của Ban Bí thư điều động, bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Quang Đức - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Nội chính Thành ủy Hà Nội đến nhận công tác và giữ chức vụ Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương.

Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh nhiệm kỳ 2020 - 2025, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk nhiệm kỳ 2015 - 2020 và các ông Nguyễn Xuân Ký, Bùi Văn Cường.

Hà Nội sẵn sàng hợp tác y tế chất lượng cao cũng như củng cố các lĩnh vực hợp tác hiện tại với Nhật Bản. Đây là nội dung đáng chú ý tại buổi tiếp của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh với đại diện Tập đoàn IWH và Đoàn đại biểu tỉnh Kanagawa của Nhật Bản ngày 15/11.

Sáng 15/11, các thành viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.

Sáng 14/11 (theo giờ Peru), tức chiều tối 14/11 (theo giờ Việt Nam), trong chương trình tham dự Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024, Chủ tịch nước Lương Cường, với tư cách là khách mời chính, đã có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC 2024.

Nhân dịp tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC, Chủ tịch nước Lương Cường đã có buổi tiếp đoàn Liên minh Doanh nghiệp Hoa Kỳ - APEC.