Di tích Hải Vân Quan trở thành điểm kết nối du lịch

Từ tháng 8, di tích Hải Vân Quan được đưa vào khai thác sử dụng. Đây cũng là điểm dừng chân của du khách khi đến Huế và Đà Nẵng.

Sau hơn hai năm trùng tu, di tích Hải Vân Quan bắt đầu đưa vào khai thác du lịch kể từ 1/8.

Đây là di tích chung, nằm ngay ranh giới giữa hai địa phương Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế. Vì vậy, nhiều khách du lịch từ Huế vào Đà Nẵng và ngược lại đều có những trải nghiệm thú vị khi đến tham quan tại Hải Vân Quan.

Di tích Hải Vân Quan bắt đầu đưa vào khai thác du lịch kể từ 1/8.

Theo thống kê từ Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, từ 1/8 đến 25/8, tổng lượt khách đến tham quan tại Hải Vân Quan là gần 54.000 lượt.

Hải Vân Quan là di tích lịch sử cấp quốc gia duy nhất ở Việt Nam thuộc quyền quản lý của hai địa phương là tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng.

Di tích này được xây dựng vào năm 1826 dưới thời Vua Minh Mạng, nằm trên đỉnh đèo Hải Vân, ngay giữa đường phân chia địa phận hành chính của hai địa phương kể trên.

Đây là nơi có vị trí chiến lược, quân sự vô cùng quan trọng dưới triều Nguyễn và được Vua Minh Mạng đặt cho tên gọi "Thiên hạ đệ nhất hùng quan".

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Xã Hồng Vân thuộc huyện Thường Tín từ lâu được biết đến là làng nghề sinh vật cảnh vô cùng độc đáo. Tại vùng quê trù phú này, mỗi cây cảnh đều là một tác phẩm nghệ thuật mang trong mình hơi thở của thiên nhiên và dấu ấn sáng tạo của các nghệ nhân.

Đúng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam, chiều nay, 23/11, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Đây được xem là dấu mốc quan trọng, mở ra cơ chế mới để bảo tồn và phát huy giá trị di sản bền vững, đồng thời khuyến khích sự đồng hành của toàn xã hội trong việc gìn giữ và phát triển các giá trị văn hóa dân tộc.

Kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Mông Cổ, Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán Mông Cổ tại Việt Nam vừa tái bản cuốn tiểu thuyết nổi tiếng, được đánh giá một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của văn học Mông Cổ mang tên “Sông Thami trong xanh”.

Đình Tự Nhiên ở huyện Thường Tín được xây dựng từ năm 1702. Đây là di tích lịch sử nổi tiếng được nhà nước xếp hạng bởi kiến trúc độc đáo gắn liền với truyền thuyết Tiên Dung, Chử Đồng Tử.

Trong bối cảnh nhiều hình thức giải trí mới lên ngôi, các sân khấu kịch buộc phải thay đổi để bắt kịp xu hướng và thu hút khán giả. Từ việc đầu tư vào kịch bản, dàn dựng đến các hình thức quảng bá, các sân khấu kịch TP.HCM không ngừng nỗ lực thổi luồng sinh khí mới, gần gũi và hấp dẫn hơn.

Hội Mỹ thuật TP.HCM đã tổ chức buổi triển lãm tranh của nhóm họa sĩ Ngẫu hứng Sài Gòn, mang đến cho công chúng những hình ảnh đa sắc màu về con người và cuộc sống qua góc nhìn mới mẻ của những người từng tham gia kháng chiến.