Đi xe đạp thường xuyên giúp kéo dài tuổi thọ
Đây không phải là lần đầu tiên việc đạp xe được các nhà nghiên cứu và bác sĩ tán dương hơn các hình thức tập thể dục khác. Trên thực tế, lợi ích của việc đạp xe đối với mọi lứa tuổi đôi khi còn lớn hơn lợi ích của các bài tập có tác động mạnh như chạy bộ.
So với đi bộ, đạp xe đạp sẽ tốt cho các khớp gối chịu tải hơn. Khi đạp xe đạp, yên xe đỡ trọng lượng cơ thể, giải phóng cho đôi chân. Các khớp ở phía dưới như khớp háng, khớp gối, khớp cổ chân không bị trọng lượng cơ thể tỳ xuống, giảm lực tỳ đè sẽ giúp giảm thoái hoá khớp.
Lý do bạn nên đi xe đạp thường xuyên
Tốt cho xương khớp
Những bộ phận của cơ thể được hỗ trợ với nhau bằng cơ bắp, gân và dây chằng. Việc đi xe đạp thường xuyên giúp tăng cường tích cực đến mật độ xương, giúp bảo vệ, tăng sức mạnh của hệ xương.
Không những thế, tư thế khi đi xe đạp sẽ kích thích cơ bắp ở lưng dưới. Nhờ thế, cột sống cũng sẽ được tăng cường và có thể kích thích các cơ bắp nhỏ của các đốt sống. Điều này giúp giảm nguy cơ đau lưng và các vấn đề khác cho bạn.
Tăng khả năng quan sát
Có thể nói, đạp xe ngoài trời có tác động đáng kể đến khả năng quan sát của bạn. Bởi khi đạp xe ngoài trời, bạn sẽ có cơ hội quan sát các sự vật xung quanh với ánh sáng tự nhiên, điều này sẽ giúp bạn cải thiện thị lực và trở nên tinh tế, tập trung hơn trong việc quan sát những chi tiết nhỏ.
Tăng cường sức khoẻ tim mạch
Đạp xe được biết đến như một cách để tăng cường sức khỏe cho tim mạch. Theo Hiệp hội Y khoa Anh, đi xe đạp 20km/tuần có thể làm giảm nguy cơ của bệnh tim mạch lên đến 50%. Vì vậy, bạn nên tích cực rèn luyện bộ môn này kết hợp với các bài tập thể dục khác để có một trái tim khỏe mạnh.
Kiểm soát cân nặng và bệnh béo phì
Đi xe đạp sẽ giúp bạn tăng cường quá trình trao đổi chất, tăng cơ bắp và đốt cháy mỡ thừa trong cơ thể. Nếu bạn đang muốn giảm cân, đi xe đạp kết hợp với một chế độ ăn kiêng hợp lý sẽ giúp bạn nhanh chóng đạt được kết quả như mong muốn.
Đạp xe sẽ giúp bạn đốt cháy 300 đơn vị calo mỗi giờ đồng hồ thực hiện. Nếu bạn đi xe đạp hai lần một ngày, bạn sẽ đốt cháy nhiều năng lượng hơn. Hơn nữa, 30 phút đạp xe hằng ngày sẽ giúp bạn giảm gần 5kg trong vòng một năm.
Giúp hỗ trợ cải thiện bệnh táo bón
Nếu bạn đang gặp các vấn đề về bệnh táo bón thì đừng bỏ qua việc đi xe đạp thường xuyên bởi đây là một giải pháp vô cùng hữu hiệu hỗ trợ bạn cải thiện vấn đề này. Việc đi xe đạp sẽ giúp bạn cải thiện nhu động ruột và giảm nguy cơ phát triển ung thư đại tràng.
Giảm stress, giúp tinh thần vui vẻ, tăng tuổi thọ
Nếu bạn cảm thấy áp lực bởi học hành hay công việc thì hãy dành một khoảng một thời gian nhất định trong ngày để luyện tập đạp xe. Bởi đây là phương thuốc miễn phí giúp bạn giải tỏa căng thẳng và giảm stress vô cùng hiệu quả. Theo nghiên cứu, việc đạp xe ngoài trời sẽ giúp cơ thể tiết ra một loại hormone có tên gọi là endorphins tạo ra cảm giác hưng phấn và thoải mái, tác động tích cực đến tinh thần của bạn.
Giúp bạn khám phá cuộc sống xung quanh
Internet phát triển, kéo theo rất nhiều người quẩn quanh cả ngày với điện thoại và màn hình vi tính mà ít chịu bước chân ra ngoài để khám phá thế giới xung quanh. Việc đi xe đạp sẽ là một phương pháp tuyệt vời giúp bạn dễ dàng cảm nhận cuộc sống hơn. Thậm chí, nếu bạn thường xuyên ra ngoài và đi qua nhiều con đường, bạn cũng khó cảm nhận được cảnh quan xung quanh tươi đẹp đến mức nào so với việc đi xe đạp.
Nên đạp xe bao nhiêu phút mỗi ngày?
Theo các chuyên gia sức khỏe, cơ thể sẽ sản sinh ra hormone Cortisol (Chất có tác dụng giúp chống lại căng thẳng) sau khoảng 30 phút đạp xe. Lượng hormone có lợi này sẽ đạt lượng cao nhất sau khoảng một giờ tập. Còn xét về khả năng đốt cháy calo, theo tính toán của các nhà khoa học, đạp xe trong 30 phút với tốc độ 20 km/h sẽ giúp cơ thể tiêu hao khoảng 300 calo, ngang với một bữa ăn nhẹ.
Các chuyên gia khuyên người trong độ tuổi từ 18 đến 64 cần hoạt động thể chất với cường độ trung bình ít nhất 2,5 tiếng đồng hồ mỗi tuần để duy trì sức khỏe tốt. Đặc biệt, mỗi ngày tập đạp xe 30-45 phút sẽ mang đến nhiều lợi ích rõ rệt.
Với người trưởng thành có sức khỏe bình thường, không có bệnh nền, thời gian đạp xe tốt nhất là 30-60 phút, không đạp xe liên tục quá một tiếng đồng hồ.
Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội đã tiếp nhận cuộc điện thoại thông báo một bệnh nhân cần cấp cứu tại sân tập pickleball (địa chỉ tại Cầu Giấy, Hà Nội) vào tối hôm qua 2/12.
Sáng 7/10, tại Cung thể thao Quần Ngựa, hàng trăm mẹ bầu tại Hà Nội đã tham gia đồng diễn yoga với mong muốn truyền cảm hứng về một thai kỳ khỏe mạnh.
Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân chủ động phòng tránh các bệnh truyền nhiễm thường xảy ra sau mưa lũ gồm tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, cảm cúm.
Giải mã gen là một trong những phương pháp hiệu quả để hỗ trợ sàng lọc, phát hiện sớm nhiều bệnh lý nguy hiểm, trong đó có ung thư và đột quỵ - thông tin được đưa ra tại tọa đàm “Sức khỏe về gen và chống lão hóa” diễn ra ngày hôm qua tại Hà Nội.
Trong bối cảnh dịch sởi diễn biến phức tạp, Bộ Y tế yêu cầu phân bổ vitamin A cho các cơ sở khám, chữa bệnh có thu dung, điều trị bệnh nhi mắc sởi nhằm tăng hệ miễn dịch ở trẻ.
Sau mùa bão lũ, đặc biệt khi cơ sở vật chất thiếu thốn, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh và nguồn nước sạch khan hiếm, làm gia tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Ngộ độc thức ăn có thể xảy ra sau một thời gian, nhưng nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.
0