Địa chỉ đỏ trong giáo dục truyền thống cách mạng
Năm 1930, tòa biệt thự 90 Thợ Nhuộm mang số 7 phố Jean Soler và là nhà của Thanh tra Sở Tài chính Trung ương Bertheur, trực thuộc Phủ toàn quyền Đông Dương. Với sự giúp đỡ của đồng chí Tạ Văn Bân (đầu bếp), cơ quan Thường vụ Trung ương Đảng đã chuyển đến đây đầu tháng 4 năm 1930. Đồng chí Trần Phú được bố trí ở tại tầng hầm và được giao nhiệm vụ khởi thảo bản Luận cương Chính trị của Đảng và được bảo vệ an toàn.
Năm 1960, Đảng và Nhà nước đã xác nhận giá trị lịch sử của ngôi nhà số 90 phố Thợ Nhuộm và có quyết định giữ gìn, tôn tạo, bảo vệ.
Trong tầng hầm của Nhà lưu niệm trưng bày nhiều hiện vật có giá trị lịch sử. Di tích thường xuyên mở cửa phục vụ nhân dân cả nước và du khách nước ngoài. Đây cũng là địa chỉ đỏ để các cơ quan, đoàn thể, tổ chức đến sinh hoạt truyền thống, báo công, dâng hương trước tượng đài Tổng Bí thư Trần Phú vào các dịp lễ, Tết, ngày kỷ niệm lớn của dân tộc.
Đến với di tích Nhà 90 Thợ Nhuộm dịp này, nhân dân Thủ đô và du khách có dịp tham quan trưng bày với chủ đề “Một số địa danh lịch sử cách mạng kháng chiến tiêu biểu ở Hà Nội”, mang đến những bài học lịch sử sinh động cho thế hệ trẻ.
Đặc biệt, tại trưng bày, Ban Quản lý di tích danh thắng Hà Nội giới thiệu ứng dụng nền tảng công nghệ số có khả năng tích hợp nhiều tư liệu, hình ảnh, bài viết trong màn hình cảm ứng, vừa tiết kiệm không gian trưng bày, vừa có thể tra cứu chi tiết các nội dung liên quan và tăng tính tương tác, sự trải nghiệm mới mẻ cho khách tham quan.
Với hơn 300 địa điểm sự kiện cách mạng kháng chiến, Hà Nội là nơi có nhiều di tích cách mạng kháng chiến nhất cả nước. Mỗi địa danh lịch sử cách mạng kháng chiến là những địa chỉ đỏ, trường học trực quan sinh động; là di sản văn hóa vô giá luôn được Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô gìn giữ, bảo tồn và phát huy.
Trong Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035, một trong những nội dung được các đại biểu Quốc hội quan tâm tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV chính là làm sao để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh cho sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong thời kỳ mới.
Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam cho biết, từ ngày 1 đến 30/11, đơn vị sẽ tổ chức các hoạt động với chủ đề "Về miền di sản tinh hoa và bản sắc" nhằm giới thiệu các hoạt động dân ca, dân vũ, ẩm thực, phong tục tập quán của đồng bào với du khách.
Nội dung số liên quan đến lịch sử đang được thế hệ trẻ khai thác rất tốt trên mạng xã hội thời gian qua. Góc nhìn trẻ trung đến từ đội ngũ tác giả, chủ yếu là học sinh - sinh viên, đã mở ra một hướng đi mới đầy hứa hẹn, hiện đại và thú vị hơn trong việc tiếp cận lịch sử.
Sáng 1/11, Hội Nhà báo Việt Nam, Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức Tọa đàm và trưng bày chuyên đề “Nhà báo, nhà ngoại giao Lý Văn Sáu: Một tấm lòng son sắt”, kỷ niệm 100 năm Ngày sinh nhà báo Lý Văn Sáu (5/11/1924 - 5/11/2024).
Từ tháng 11, cả nước diễn ra nhiều lễ hội văn hoá, du lịch độc đáo, đặc sắc, hứa hẹn sẽ thu hút nhiều khách du lịch dịp cuối năm
Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng phối hợp với HIUP Việt Nam đã tổ chức lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi vẽ tranh với chủ đề “Con của mẹ lớn khôn” 2024.
0