Dịch COVID-19: Chính phủ nhiều nước khuyến cáo thay khẩu trang vải bằng khẩu trang y tế, kháng khuẩn

(HanoiTV) - Chính phủ Đức, Pháp và Áo hiện đang yêu cầu các công dân phải đeo khẩu trang y tế hoặc khẩu trang N95 tại các nơi công cộng.
Khẩu trang kháng khuẩn N95 và khẩu trang y tế được yêu cầu sử dụng tại các nơi công cộng.

 Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh (CDC) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã nhiều lần khuyến cáo rằng: khẩu trang cấp phẫu thuật (FFP1) và N95 (FFP2) được sử dụng cho nhân viên y tế. Trong khi khẩu trang vải và đồ phòng hộ phải được người dân đeo hàng ngày tại nơi đông người.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Châu u (ECDC) bổ sung việc duy trì đeo khẩu trang trong nhà và ngoài trời để giúp ngăn ngừa sự lây lan các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 gây ra Covid-19. Tuy nhiên, các quy định này có thể sẽ không còn tồn tại được lâu nữa.

Chính phủ Đức bắt đầu yêu cầu tất cả mọi người phải có khẩu trang FFP1 hoặc FFP2 trên các phương tiện giao thông công cộng, tại nơi làm việc và trong các cửa hàng bắt đầu từ 19/01. Chính phủ Pháp sau đó đã đưa cả FFP1 và FFP2 vào danh sách trang bị phải có ở “những nơi công cộng”.

Ngày 24/01, Áo cũng ra quyết định tương tự với khẩu trang FFP2.

Đây không phải là sự thay đổi lớn đầu tiên trong việc sử dụng khẩu trang. Trong những ngày đầu của đại dịch, khi sự hiểu biết về virus còn rất ít và nguồn cung cấp khẩu trang số lượng lớn không có sẵn. CDC đã cho rằng không cần đeo khẩu trang. Chính điều đó làm chậm lại quá trình phòng dịch khi virus đang lây lan trên toàn cầu.

Các đề xuất trên đến từ hiệu quả của những chiếc khẩu trang này. Nghiên cứu đã xác nhận N95 cung cấp khả năng bảo vệ tốt nhất có thể, tương tự với dãn cách xã hội hoặc cách ly, theo sau đó là khẩu trang y tế ba lớp. Khẩu trang vải và khăn phòng hộ được cho là kém hiệu quả hơn hẳn.

Tuy nhiên, trừ một số trường hợp cụ thể, việc đeo khẩu trang vẫn an toàn hơn nhiều so với việc không có gì che chắn miệng và mũi.

Khi giới khoa học hiểu rõ hơn về Covid-19 và lượng cung cấp khẩu trang đã phần nào đáp ứng nhu cầu, đặc biệt biến thể mới bắt đầu xuất hiện, các chuyên gia y tế và nhà lãnh đạo thế giới đã có nhiều động lực hơn để tăng cường các biện pháp phòng ngừa. Khẩu trang liệu có phải là cách tốt nhất để thực hiện điều đó hay không đang trở thành chủ đề gây tranh cãi.

Jimmy Whitworth, giáo sư y tế công cộng tại Trường Vệ sinh và Nhiệt đới London cho biết: “Chất lượng khẩu trang càng tốt thì càng hiệu quả trong việc ngăn chặn sự lây truyền, nhưng bạn cũng cần phải cân nhắc khả năng chi trả và tiếp cận”.

Trong bài báo của The Washington Post, PGS kiêm giám đốc Chương trình Công trình Lành mạnh tại Đại học Harvard, Joseph G. Allen cho biết: “Không có lý do gì mà bất kỳ một nhân viên làm công việc thiết yếu hay tất cả mọi người trong nước lại không đeo khẩu trang (N95). Lời khuyên của tôi là: hãy mua ngay chiếc khẩu trang N95 nếu bạn có thể tìm thấy chúng ở bất kỳ đâu. Chúng được chứng nhận ở Hoa Kỳ. Nếu không, tôi sẽ mua khẩu trang KF94 được chứng nhận sử dụng ở Hàn Quốc. Sự lựa chọn cuối cùng là KN95”.

PGS Joseph G. Allen khuyến khích đeo các loại khẩu trang kháng khuẩn đến 95% như N95, KN95 và KF94.

Người tiêu dùng đang tìm kiếm những khẩu trang trên hãy cảnh giác với vấn nạn hàng giả. Tìm hiểu kỹ hướng dẫn của các chuyên gia về cách phát hiện và phòng tránh chúng.

Phát biểu với báo chí tại Berlin, Thủ tướng Đức Angela Merkel kêu gọi công dân trong nước và các chính phủ khác thực hiện nghiêm túc các quy định mới để “ngăn chặn làn sóng dịch thứ ba”.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tổ chức Thú y Thế giới khuyến nghị cần hành động quyết liệt hơn nữa để kiểm soát sự lây lan của dịch cúm gia cầm ở động vật, qua đó hạn chế nguy cơ lây truyền sang người sau ca tử vong đầu tiên vì căn bệnh này được ghi nhận tại Mỹ.

Những tuyên bố chưa thực sự rõ ràng của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump trong nỗ lực chấm dứt xung đột Nga – Ukraine, bất ổn trên chính trường châu Âu hay việc Thủ tướng Canada Justin Trudeau bất ngờ tuyên bố từ chức có thể khiến Ukraine ngày càng mất đi sự ủng hộ từ các đồng minh thân cận và viễn cảnh cho hòa bình còn khá xa vời.

Tổ chức Năng lượng nguyên tử Iran thông báo nước này đang triển khai xây dựng hai tổ máy mới tại Nhà máy Điện hạt nhân Bushehr, nằm ở tỉnh Bushehr, miền Nam nước này.

Chính phủ Anh thông báo sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế nhằm vào tội phạm buôn người. Đây là một phần nỗ lực của Luân Đôn nhằm ngăn chặn dòng người di cư bất hợp pháp qua eo biển Manche.

Bang California của Mỹ vẫn đang tiếp tục phải vật lộn với các đám cháy rừng vượt tầm kiểm soát. Hiện tại, đám cháy lớn nhất là ở Palisades, đã thiêu rụi gần 4.800 héc-ta, với khoảng 1.000 công trình trong đó có biệt thự của nhiều sao Hollywood.

Ngày 9/1, giới chức Ấn Độ cho biết ít nhất 6 người đã thiệt mạng trong vụ giẫm đạp xảy ra tại một lễ hội tôn giáo của người theo đạo Hindu ở bang miền Nam Andhra Pradesh.